Menu Sliding loi bai hat Search

Video Trung Quốc Vỡ Mộng Bá Chủ Biển Đông Vì Tàu Sân Bay Liêu Ninh Vô Dụng

Ca sỹ: Live News TV

139,229 Lượt xem

Mô Tả

Subscribe để cập nhật tin mới nhất http://bit.ly/LiveNewsTV
Tham gia fanpage http://facebook.com/TVLiveNews
Tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đã tới đảo Hải Nam, chuẩn bị hoạt động ở khu vực Biển Đông. Vậy năng lực tác chiến của chúng như thế nào?
Biên chế của Nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh
Ngày 25/12 vừa qua, Cục Cục Phụ tá Giám sát (tương đương Bộ tổng tham mưu) của Bộ quốc phòng Nhật Bản cho biết, nhóm tác chiến tàu sân bay Liêu Ninh Trung Quốc đã lần đầu tiên đi xuyên qua eo biển Miyako vào phía tây Thái Bình Dương tiến hành một cuộc huấn luyện viễn dương thực thụ.
Người phát ngôn của hải quân Trung Quốc là Lương Dương cho biết, đây là lần đầu tiên biên đội tàu sân bay Liêu Ninh mang theo các chiến hạm hiện đại nhất của Trung Quốc và số lượng lớn tiêm kích hạm J-15 xuyên phá qua 'Chuỗi đảo Thứ nhất', do đó, đích thân Tư lệnh Hải quân, Ủy viên Quân ủy Trung ương Trung Quốc Ngô Thắng Lợi đã trực tiếp đi theo chỉ huy biên đội.
Trong lĩnh vực quan trọng nhất đối với một biên đội tàu sân bay là cơ cấu lực lượng không quân hạm, giới chức lãnh đạo hải quân Trung Quốc cho biết, CV 16 Liêu Ninh có thể mang được tổng số 36 máy bay chiến đấu cánh cố định và máy bay trực thăng các loại.
Cụ thể gồm có: 24 chiếc tiêm kích hạm J-15 (có khả năng tiếp dầu đồng đội, nâng cao thời gian lưu không và phạm vi tác chiến trên biển, trên đất liền), 4 chiếc trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 hoặc Z-18J; 6 chiếc trực thăng chống ngầm Z-18F; 2 chiếc trực thăng tìm kiếm-cứu hộ Z-9C.
Thứ nhất là điểm yếu về khả năng tấn công mặt đất
Khả năng tấn công mặt đất tầm xa bằng tên lửa hành trình vẫn còn hạn chế bởi sự phát triển của tên lửa hành trình 'Đông Hải 10' (DH-10), một phiên bản hải quân của tên lửa hành trình phóng từ mặt đất và phóng từ trên không là 'Trường Kiếm 10' (CJ-10) vẫn còn rất 'tù mù'.
Các tên lửa DH-10 chỉ được biên chế trên các khu trục hạm Type 052D vừa mới trình làng, còn lại 2 chiến hạm Type 052C đều không được thiết kế cho khả năng này. Do đó, khả năng tấn công mặt đất tầm xa để tiêm kích hạm rảnh tay kiểm soát trên không của Trung Quốc còn rất yếu.
Hơn nữa, các phiên bản CJ-10 đã hiện diện được vài năm nhưng hiện vẫn chưa có thông tin về các vụ thử nghiệm chính thức với tên lửa DH-10. Do đó, rất có thể là loại tên lửa này vẫn chưa phát triển hoàn thiện, còn chưa qua giai đoạn thử nghiệm phóng thực tế.
Thứ 2: Khả năng của tên lửa phòng không HHQ-9
Giới chức lãnh đạo quân đội Trung Quốc tuyên bố hệ thống phòng không hạm Hải Hồng Kỳ 9 (HHQ-9), là phiên bản trên hạm của hệ thống phòng không tầm trung-xa trên mặt đất là Hồng Kỳ 9 (HQ-9) có tính năng rất tiên tiến với tầm phóng lên tới 200km.
Tuy nhiên, các chuyên gia quân sự đang nghi ngờ về tầm phóng thực sự của nó, khi HQ-9 là phiên bản nội địa, được coi là nhái của S-300 Nga mới chỉ có tầm phóng 150km, nên rất khó để Trung Quốc tăng tầm phóng của HQ-9 trên hạm, với kích cỡ tên lửa nhỏ hơn.
Để làm được điều này, Bắc Kinh phải sở hữu công nghệ chế tạo vật liệu siêu nhẹ cho vỏ tên lửa (làm giảm trọng lượng) và công nghệ nén nhiên liệu (tăng tầm xa tên lửa) hàng đầu thế giới, mà trong lĩnh vực này, Trung Quốc vẫn còn kém xa Nga về công nghệ.
Thứ 3: Tiêm kích hạm số lượng ít, chất lượng kém
Một vấn đề rõ ràng là do Liêu Ninh có lượng giãn nước hơn 60.000 tấn, thuộc loại tàu sân bay kiểu cầu bật, không có máy phóng nên số lượng tiêm kích hạm ít, trọng lượng chất tải vũ khí thấp, do đó, năng lực tác chiến của nhóm hàng không tàu sân bay rất thấp.
Về mặt chất lượng, do J-15 là phiên bản nhái của Su-33 Nga đã sản xuất theo công nghệ cũ từ thập niên 80 của thế kỷ trước, hơn nữa nó lại sử dụng động cơ Trung Quốc tự sản xuất là WS-10A Thái Hàng nên tốc độ, khả năng linh hoạt và mức độ tin cậy rất kém.
Trên thực tế, tàu sân bay Liêu Ninh chỉ mang được tối đa 24 tiêm kích hạm J-15, trong đó mỗi chiếc nếu mang đầy nhiên liệu (hơn 9 tấn) thì chỉ mang được hơn 2 tấn vũ khí, chưa bằng một nửa so với các tiêm kích hạm dòng F/A-18 E/F Super Hornet của Mỹ.
Thứ 4: Khả năng chỉ huy-cảnh báo sớm, khả năng tác chiến điện tử kém
Cũng do hạn chế cố hữu của tàu sân bay kiểu cầu bật, không có máy phóng nên Liêu Ninh không thể mang được máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm và máy bay trinh sát-tác chiến điện tử cánh cố định (do các loại máy bay này tốc độ thấp, khả năng gia tốc kém nên không tích lũy đủ tốc độ cất cánh).
Do đó, cũng như Nga, Trung Quốc buộc phải sử dụng máy bay trực thăng cảnh báo sớm Ka-31 hoặc Z-18J, không có máy bay chiến điện tử. Do đó, không thể mở rộng phạm vi quan sát, hạn chế đến khả năng tác chiến tầm xa của biên đội tàu và các tiêm kích hạm.
Trong tác chiến chiếm lĩnh ưu thế trên không cường độ cao, việc không có máy bay chỉ huy-cảnh báo sớm trên không sẽ làm giảm khả năng tác chiến hiệp đồng của các tiêm kích hạm, khó khăn trong việc đối phó với các phương tiện tác chiến tầm xa, số lượng đông đảo của kẻ địch.

Video cùng người đăng