Menu Sliding loi bai hat Search

Video Hạm Đội 3 Của Mỹ Đã Bao Vây Toàn Vùng Biển Trung Quốc, Sẵn Sàng Đợi Lệnh! Tin Biển Đông Mới Nhất

Ca sỹ: Live News TV

586,854 Lượt xem

Mô Tả

Subscribe để cập nhật tin mới nhất http://bit.ly/LiveNewsTV
Tham gia fanpage http://facebook.com/TVLiveNews
Mỹ lật tẩy mưu đồ nguy hiểm của Trung Quốc
Theo The National Interest, việc Trung Quốc đang âm thầm tăng cường lực lượng tàu đổ bộ cho thấy một chiến lược đầy nguy hiểm của nước này.Hồi giữa tháng 10/2016, tạp chí The National Interest Mỹ đã đăng bài viết 'Một phần sức mạnh quân sự của Trung Quốc mà tất cả mọi người đều quên' của phó Giáo sư Lyle J. Goldstein, Viện nghiên cứu hàng hải Trung Quốc, Học viện quân sự Hải quân Mỹ.
Theo nội dung bài viết, trong những năm gần đây, việc việc phát triển lực lượng tàu hộ vệ, tàu khu trục... của Trung Quốc là khá rõ ràng.
Tuy nhiên, điều không rõ ràng với dư luận bên ngoài là lực lượng đổ bộ vẫn liên tiếp được đóng mới của Hải quân Trung Quốc.
Khi đóng tàu lớp Type 071, Trung Quốc đã khá rõ ràng mục tiêu phát triển lực lượng đổ bộ.
Hiện nay, Trung Quốc sở hữu 4 chiếc tàu đổ bộ loại này, mỗi chiếc có thể chở 500 - 800 binh sĩ, còn có thể chở tới 6 máy bay trực thăng, hơn nữa cũng có thể chở 60 xe đổ bộ hoặc 4 tàu đệm khí đổ bộ.
Hải quân Trung Quốc đã thể hiện sự tự tin rõ rệt đối với loại tàu đổ bộ này, điều loại tàu chiến này 'tiến ra vùng nước sâu', trong đó bao gồm điều đến vịnh Aden triển khai hành động tấn công cướp biển vào năm 2010.Một bước đi quan trọng khác của Trung Quốc để tăng cường khả năng tác chiến đổ bộ liên hợp là ngay từ năm 2014, trực thăng tấn công Z-10 của lực lượng mặt đất khi đó đã tiến hành bay thử trên tàu tấn công đổ bộ số hiệu 913.
Trong những năm qua, tàu đổ bộ được báo chí quan tâm nhiều nhất là vấn đề cải tạo và nội địa hóa tàu đổ bộ đệm khí Zubr của Ukraine. Loại tàu ít người biết hơn và lại quan trọng hơn có thể là tàu đổ bộ Type 074A cỡ nhỏ.
Mỹ điều tàu chiến thiết lập 'địa ngục' trước 'cửa nhà' Trung Quốc
Việc Mỹ tăng cường binh lực của Hạm đội 3 tới Biển Đông phối hợp với Hạm đội 7 là bước đi quan trọng trong thực hiện chiến lược tái cân bằng châu Á-Thái Bình Dương của Mỹ, khiến Trung Quốc tức giận. Tờ Thời báo Hoàn cầu của Trung Quốc ngày 27/10 dẫn phân tích của truyền thông Mỹ cho hay ngoài Trung Quốc, căng thẳng giữa Nga và phương Tây khiến Hải quân Mỹ không thể không xem xét khả năng đối mặt với Nga một khi xung đột tiềm tàng trên biển xảy ra.
Nếu hai hạm đội Mỹ hợp lực với nhau sẽ buộc Trung Quốc và Nga phải đánh giá lại kế hoạch bố trí binh lực của hai nước này ở Thái Bình Dương.
Đáng chú ý, theo Thời báo Hoàn cầu, có cơ quan truyền thông Mỹ còn nói hành động phối hợp giữa Hạm đội 3 và Hạm đội 7 của hải quân Mỹ chẳng khác nào việc thiết lập 'địa ngục' trước 'cửa nhà' Trung Quốc.
Trên phiên bản điện tử, tờ báo này cũng lấy đây là tiêu đề cho bài viết liên quan và cho rằng hành động của Mỹ buộc hải quân Trung Quốc phải sử dụng thêm nhiều tài nguyên nhằm theo dõi hoạt động của hải quân Mỹ.
Đồng thời, sự xuất hiện của hai hạm đội Mỹ sẽ kiềm chế hoạt động bồi đắp xây dựng đảo nhân tạo (phi pháp) của Trung Quốc ở Biển Đông cũng như yêu cầu về (cái gọi là) 'lãnh thổ' đối với các nước đồng minh, đối tác của Mỹ, làm đòn bẩy để Mỹ duy trì tái cân bằng sức mạnh ở khu vực châu Á-Thái Bình Dương.
Trước đó 2 ngày, trong một bản tin phát đi từ Tokyo, hãng tin Reuters dẫn hai nguồn tin giấu tên khẳng định tàu khu trục USS Decatur (DDG 73) mà Hải quân Mỹ cử tới tuần tra ở Biển Đông vào hôm 21/10 không thuộc Hạm đội 7 mà nằm trong biên chế Hạm đội 3 có tổng hành dinh ở San Diego, vốn không hề can thiệp vào châu Á kể từ sau Thế chiến thứ hai.
Động thái này cho thấy Washington đang thử nghiệm sự thay đổi mới, cho phép Hải quân Mỹ hoạt động cùng một lúc trên hai mặt trận ở châu Á, vừa ở xung quanh bán đảo Triều Tiên, vừa ở khu vực Philippines.
Trong số ra ngày 25/10, tờ International Business Times dẫn lời người phát ngôn Hạm đội 3 Ryan Perry xác nhận vai trò chỉ huy của Hạm đội 3 đối với tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường USS Decatur.
Theo ông Perry, USS Decatur là một trong ba chiếc thuộc Nhóm Hành động trên biển (SAG) được cử tới vùng biển tranh chấp ở Biển Đông vào 6 tháng trước.
Nga chỉ ra tử huyệt của hải quân Trung Quốc
Trung Quốc đang nỗ lực phát triển kỹ thuật chống ngầm, tuy nhiên Bắc Kinh còn chặng đường rất xa mới bắt kịp Nga-Mỹ. Trung Quốc thử nghiệm công nghệ chống ngầm mới?
Quân đội Trung Quốc luôn coi trọng vấn đề chống ngầm. Cho đến thời điểm hiện tại, khả năng chống ngầm của PLA vẫn bị cho là một trong một trong những mắt xích yếu nhất trong tiềm lực quân sự của nước này. Do đó, giới quân sự Trung Quốc rất coi trọng vấn đề chống tàu ngầm.
Điều này đặt ra câu hỏi cần phải giải đáp cho vấn đề an ninh trên tuyến ven biển cũng như an ninh trên các tuyến đường biển quan trọng của Trung Quốc, và cũng là mối lo lớn cho việc xây dựng lực lượng hạt nhân chiến lược trên biển của Bắc Kinh.
Truyền thông Hồng Kông vừa qua có bài viết cho rằng, Trung Quốc đang có ý định triển khai kế hoạch phát hiện tàu ngầm từ không gian vũ trụ, tuy nhiên, các chuyên gia Nga đã bác bỏ nhận định này.
Trung Quốc vẫn đang đuổi theo Nga-Mỹ

Video cùng người đăng