Subscribe để cập nhật tin mới nhất http://bit.ly/LiveNewsTV
Tham gia fanpage http://facebook.com/TVLiveNews
Khi Trịnh Xuân Thanh bị Bộ Công an phát lệnh truy nã, nhiều người đã liên tưởng đến vụ án Dương Chí Dũng cách đây vài năm.Đối với Trịnh Xuân Thanh, việc trượt dốc trên con đường sự nghiệp khác hẳn với Dương Chí Dũng. Bắt đầu từ sai phạm đi xe tư nhưng dùng biển số công, ông Thanh bị báo chí khui rõ, mổ xẻ kỹ càng trách nhiệm thời còn làm lãnh đạo Tổng công ty Cổ phần xây lắp Dầu khí Việt Nam (PVC) và để xảy ra thua lỗ gần 3.300 tỷ đồng, đến khi xin chuyển về tỉnh Hậu Giang làm Phó chủ tịch tỉnh này.Sau khi Ủy ban Kiểm tra TƯ Đảng ra kết luận lần thứ nhất, ông Trịnh Xuân Thanh bị Hội đồng bầu cử quốc gia bác tư cách đại biểu Quốc hội (ông Thanh trúng cử ở Hậu Giang).Có lẽ ông Thanh cũng sớm đoán trước về kết cục của mình. Dấu hiệu 'lánh đi đâu đó' của ông Thanh bộc lộ khá rõ khi xin ra nước ngoài trị bệnh.
Bí thư Tỉnh ủy Hậu Giang cho biết, Tỉnh ủy không đồng ý với đề nghị của ông Thanh vì thời điểm không phù hợp. Thế nhưng sau đó ông Thanh đã bặt vô âm tín.Đến nay, việc ông Thanh đang ở đâu vẫn chưa được làm rõ, tuy nhiên trong những ngày qua trên mạng xã hội xuất hiện những bằng chứng cho thấy Thanh đang ở nước ngoài dù không được Tỉnh ủy Hậu Giang, cơ quan trực tiếp quản lý ông cho phép. Tại sao trong bối cảnh như vậy ông Thanh lại 'mất tích' cách khó hiểu như vậy?
Có lẽ trước khi bắt được Trịnh Xuân Thanh, việc cần làm trước mắt là xem xét trách nhiệm của những cơ quan, tổ chức, cá nhân đã không giám sát chặt chẽ hoặc có biện pháp ngăn chặn kịp thời để Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn giữa lúc cơ quan tố tụng đang vào cuộc, làm rõ trách nhiệm.
Để xảy ra việc Trịnh Xuân Thanh bỏ trốn trong bối cảnh sắp bị khởi tố, bắt tạm giam, dư luận hoàn toàn có thể đặt câu hỏi, phải chăng có sự tiếp tay cho Trịnh Xuân Thanh? Bởi nếu làm một cách chặt chẽ, khó có chuyện Trịnh Xuân Thanh 'đi đâu không rõ'.
Đến thời điểm hiện tại, danh sách truy nã của Interpol vẫn chưa có tên Trịnh Xuân Thanh. phóng viên Vntinnhanh thử truy cập vào trang web của Interpol (Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế, tên tiếng Anh: International Criminal Police Organization), trong phần tìm kiếm tội phạm truy nã, gõ quốc tịch Việt Nam cho ra 160 kết quả nhưng không thấy tên Trịnh Xuân Thanh. Tuy nhiên, các bước để thực hiện chuyển giao người phạm tội giữa quốc gia yêu cầu và quốc gia được yêu cầu được tiến hành theo trình tự và nội dung mà các bên đã thỏa thuận trong hiệp định dẫn độ, hiệp ước tương trợ tư pháp về hình sự được ký kết song phương hay đa phương, hoặc giữa các quốc gia là thành viên của tổ chức Interpol.
Đối với trường hợp người bị dẫn độ mang quốc tịch của một quốc gia chưa ký kết hiệp định tương trợ tư pháp, việc thực hiện các thủ tục dẫn độ được tiến hành trên cơ sở tôn trọng luật pháp của quốc gia nơi người bị dẫn độ đang sinh sống, thông qua Ủy thác tư pháp.
Trước thông tin đồn thổi có thể ông Thanh đã trốn sang Đức sau khi xin phép ra nước ngoài điều trị bệnh, trao đổi với PV, bà Đặng Hoàng Anh (Vụ trưởng Hợp tác quốc tế - Bộ Tư pháp) cho biết Việt Nam và Cộng hòa Liên bang Đức có hiệp định về tương trợ tư pháp nhưng hiện không còn hiệu lực.
'Tuy nhiên, Đức vẫn có thể dẫn độ nghi can cho Việt Nam theo nguyên tắc có đi có lại, không cần hiệp định', bà Hoàng Anh nói.Với trường hợp nghi can Trịnh Xuân Thanh, ông Tuấn cho rằng lệnh truy nã quốc tế sẽ được cơ quan chức năng thuộc Vụ Hợp tác Quốc tế (Bộ Công an) gửi cho Tổ chức Cảnh sát hình sự quốc tế (Interpol).
Từ đây, Interpol quốc tế thẩm định rồi tải lên trang web của tổ chức này để phát 'lệnh' trên mạng toàn cầu.
Các nước tham gia tổ chức Interpol sẽ có trách nhiệm phối hợp với cơ quan điều tra của Việt Nam truy bắt Trịnh Xuân Thanh trên toàn thế giới.