Phước 8 Ngón từng gây ra những vụ cướp khét tiếng, vượt ngục chấn động tại trại giam Chí Hòa, tự chặt ngón tay, khoan thai ra pháp trường...
Đó là các câu chuyện về tử tù Phước “tám ngón”, tên thật là Nguyễn Hữu Thành, SN 1971, quê ở thị xã Dĩ An, tỉnh Bình Dương. Trong các bài báo, người ta nói Phước “tám ngón” sinh năm 1971, nhưng bia đá trước mộ Phước ghi năm 1972. Nhưng dù có năm nào đi nữa thì lúc sinh thời, thằng Phước có lắm anh em chiến hữu bao nhiêu nhưng đến khi nó nằm xuống, chẳng có lấy một huynh đệ nào mà nó từng cắt máu ăn thề đến làm mộ, tạc bia đá, nhang khói bao giờ.
Cái biệt danh Phước Tám Ngón bắt đầu khi hắn được 16 tuổi, trong một lần đàn đúm bạn bè, bị mẹ la mắng, Phước đã xách dao, kê bàn tay trái của mình xuống sàn, chặt phăng ngón trỏ và ngón cái. Đó là nguồn cơn của cái biệt danh không trật đi đâu được của gã giang hồnày.
Học hết lớp 1, đọc viết còn chưa thạo, Phước đã bỏ học, ở nhà chơi bời, bắt đầu cuộc đời tội lỗi của mình. Người ta kể rằng, khoảng 15-16 tuổi, giận cha mình, Phước đã trói ông ta thả xuống giếng, khiến ông sợ đến bất tỉnh mới chịu kéo lên.
Máu côn đồ dường như có sẵn trong huyết quản Phước. Bỏ nhà đi bụi đời, sống bằng cờ bạc, trộm cắp, cướp bóc nên năm 1988, TAND quận Gò Vấp tuyên phạt Phước 36 tháng tù giam. Sau đó, Phước lại tiếp tục bị CA TP HCM bắt rồi di lý cho CA tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu đưa đi lao động.
Không chịu cải tạo, Phước trốn trại rồi mua súng lập băng cướp. Trong thời kỳ này, băng cướp có vũ trang của y đã hoành hành ở nhiều địa phương thuộc khu vực Thủ Đức và vùng lân cận TP HCM. Đây cũng là thời kỳ mà tên tuổi của Phước “tám ngón” nổi lên trong giới giang hồ như một ông trùm máu lạnh, giết người không ghê tay.
Trong thời gian này, Phước kết hôn với chị L.T.T.T và trải qua một cuộc hôn nhân nhiều chuyện ly kỳ. Thay vì đồ sính lễ, Phước đã tới nhà cha mẹ vợ, xin dâu bằng một khẩu súng. Quá hãi hùng trước sự máu lạnh của Phước, nhà gái đành mặc cho Phước muốn đưa con gái mình đi đâu thì đi.
Người ta còn kể rằng vợ Phước là chị T không yêu y mà trước đó đã đem lòng yêu một chàng trai khác. Nhưng Phước thì không nghĩ nhiều đến chuyện ấy. Biết T đã đính hôn và sắp sửa làm đám cưới với người yêu, Phước đến nhà, bắt chị T phải đi chơi cùng để nói lời chia tay. Phước nhắn nhủ: “Từ chối cũng được, nhưng đàn em của Phước có làm điều gì đó vớigia đình cũng cố gắng… thông cảm cho”. Sợ hãi, T đành nuốt nước mắt đi theo Phước.
Đầu năm 1991, khu vực Thủ Đức, TP HCM và thủy điện Trị An, tỉnh Đồng Nai, là nơi băng cướp của Phước “tám ngón” hoành hành. Băng cướp này đã dùng súng bắn bị thương một người đi đường ở tỉnh Đồng Nai. Sau đó, trong gần 1 tháng, băng cướp liên tiếp gây ra hai vụ cướp, một vụ trộm và bắn chết một nạn nhân tại Thủ Đức.
Trước tình hình trên, CA TP HCM và các tỉnh lân cận đã lên kế hoạch phối hợp triệt phá băng tội phạm nguy hiểm này. Một năm sau, Phước “tám ngón” sa lưới. Ngày 24/6/1994, Phước bị TAND TP HCM tuyên án tử hình về các tội: giết người, cướp tài sản.