Menu Sliding loi bai hat Search

Video Tiểu sử Công Tử Bạc Liêu "Trần Trinh Huy" và những giai thoại

Ca sỹ: Tiểu Sử Giang Hồ Việt Nam

2,016,800 Lượt xem

Mô Tả

Công Tử Bạc Liêu Trần Trinh Huy (1900-1973), còn có tên khác là Ba Huy, là một tay chơi nổi tiếng ở Sài Gòn và miền Nam những năm 1930, 1940. Mức độ tay chơi của ông nổi danh xếp hạng đầu bảng trong số các Công tử Bạc Liêu thời bấy giờ, đến nỗi khi nói đến thành ngữ Công tử Bạc Liêu người ta thường liên tưởng đến ông.
Vốn thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" ra đời từ những năm đầu thế kỷ 20. Thời đó, thực dân Pháp đã ổn định về tổ chức của vùng đất thuộc địa Nam Kỳ. Do việc phân chia lại ruộng đất, đã làm nảy sinh rất nhiều đại điền chủ ở vùng đất này. Thời đó dân gian đã có câu "Nhất Sỹ, Nhì Phương, Tam Xường, Tứ Trạch" để chỉ 4 vị đại điền chủ giàu có nhất vùng đất Nam Kỳ. Theo phong trào khi ấy, các đại điền chủ, hào phú quyền quý khắp Nam Kỳ thường cho con lên Sài Gòn học ở các trường Pháp, thậm chí du học bên Pháp. Tuy nhiên, hầu hết các vị công tử giàu có này, ảnh hưởng bởi sự phồn hoa đô hội, sẵn tiền, nên thường đi vào con đường tay chơi để thể hiện mình. Trong số vị công tử ấy, không ai đủ sức xài tiền như các công tử Bạc Liêu. Thành ngữ "Công tử Bạc Liêu" có từ lúc ấy. Về sau, thành ngữ này chỉ dùng để chỉ công tử Trần Trinh Huy vì chẳng công tử nào sánh kịp về khả năng tài chính và độ phóng túng đối với vị công tử này. Từ đó "Công tử Bạc Liêu" trở thành danh xưng riêng của Ba Huy, không một ai có thể tranh chấp.
Trần Trinh Huy là con trai ông Trần Trinh Trạch, tức Hội đồng Trạch[1] một người xuất thân là thư ký làng, nhờ cưới được cô Tư, con gái của ông bá hộ Phan Văn Bì, người có đất ruộng nhiều nhất trong tỉnh Bạc Liêu, người ta tặng cho ông Bá hộ là "Vua lúa gạo Nam Kỳ". Ông Trạch là người Triều Châu lai, chỉ thích làm ăn.

Video cùng người đăng