Việc sử dụng ánh sáng để đánh bắt cá đã phát triển từ xa xưa.
Ở Đài Loan, nghề đánh bắt cá mòi bằng đuốc đèn đã được ngư dân
thực hiện một cách rất thiện nghệ từ hàng trăm năm nay,
nhưng hiện đang có nguy cơ bị mai một dần.
Ngư dân ở nhiều nơi trên thế giới đã đánh bắt cá bằng cách sử dụng ánh sáng
để lôi cuốn, tập trung cá đến quanh nguồn sáng
được phát ra từ các đèn hơi kali, axêtilen và các loại đèn khác.
Cá bị thu hút bởi vùng ánh sáng sẽ nhảy lên khỏi mặt nước và rơi vào lưới của ngư dân.
Phương cách bắt cá bằng đuốc được phát triển vào thời kì Đài Loan
nằm dưới sự thống trị của Nhật Bản (1895-1945), nhưng bây giờ
việc đánh bắt bằng đuốc như thế này chỉ được sử dụng tại hải cảng Jinshan.
Vào thời kỳ đó, ở Đài Loan có hơn 300 thuyền đánh cá dùng phương pháp này,
và hiện con số này đã giảm xuống chỉ còn 3 thuyền.
Một chuyến đi bắt cá thường kéo dài khoảng 6 tiếng đồng hồ dưới bầu trời đêm thanh bình,
và số cá thu được cũng rất ấn tượng: khoảng 3-4 tấn cá mỗi thuyền
và mỗi đêm, ngư dân đây có thể thu được khoảng $4,500 tiền cá.
Thật không may là mùa cá mòi chỉ kéo dài ba tháng, từ tháng 5 đến tháng 7,
và mặc dù chính quyền đã rất cố gắng để giữ lại nghề truyền thống này
để phục vụ cho ngành du lịch phát triển,
nhưng những người trẻ tuổi vẫn có vẻ không ấn tượng lắm với nghề này.
Tuổi của các ngư dân theo nghề còn sót lại hiện nay cũng đã ở tầm 60,
và do không có người kế nghiệp nên tương lai của nghề truyền thống tốt đẹp này cũng không mấy sáng sủa gì.