Tại châu Phi, người ta tin rằng, tục lệ cắt bỏ âm vật ở bé gái
sẽ giúp các em giữ được sự tinh khiết, trong sạch trước khi lập gia đình.
Theo truyền thống, việc này được thực hiện
bằng một lưỡi dao cạo hay dao (có hoặc không có gây mê).
Độ tuổi mà người nữ được tiến hành cắt bỏ âm vật
thay đổi từ ngày sau khi sinh đến tuổi dậy thì;
trong nửa số quốc gia mà số liệu quốc gia có sẵn,
hầu hết các cô gái đều được cắt trước khi năm tuổi.
Do ảnh hưởng lớn từ tín ngưỡng nên hủ tục này
vẫn tồn tại đến ngày nay và lưu truyền chủ yếu ở khu vực châu Phi, Trung Đông, Somalia...
Theo ước tính của Tổ chức Y tế thế giới WHO, có 200 triệu phụ nữ
ngày nay trên khắp thế giới đã từng phải chịu hủ tục cắt âm vật khi còn nhỏ.
Bất chấp nỗ lực xoá bỏ hủ tục của các nhà chính sách,
hủ tục này vẫn đang lưu truyền rộng rãi và tồn tại như 1 nghi thức truyền đời.
Ảnh hưởng về sức khỏe phụ thuộc vào cách thức thực hiện,
nhưng có thể bao gồm nhiễm trùng tái phát, đau mãn tính, u nang,
không có khả năng có thai, biến chứng trong khi sinh và xuất huyết gây tử vong.
Không có lợi ích sức khỏe từ việc cắt bỏ này được ghi nhận.