Phát hiện chấn động khi mổ não Einstein Anhxtanh nghiên cứu
Einstein (1879-1955) vĩ đại đến thế nào không nói, hẳn nhiều người đã biết.
Ông còn may mắn hơn nhiều nhà khoa học khác
khi những phát kiến của mình đã được công nhận ngay từ khi ông còn sống.
Người ta hằng mong mỏi khám phá xem yếu tố vật chất nào đã làm ông phi thường đến vậy.
Không đầy 7,5h sau khi Einstein mất,
người ta đã mổ lấy não ông đi nghiên cứu, thậm chí mắt cũng được lấy đi.
Não của ông được cắt thành 240 phần, mỗi phần khoảng 1 cm khối.
Hiện nay 46 phần được lưu giữ ở bảo tàng Mutter mỹ,
còn lại ở bảo tàng quốc gia Mỹ về Sức khỏe và Y khoa.
Não của Einstein chỉ nặng 1230 gam, trong khi người bình thường là 1400 gam.
Điều này là một cú giáng với khoa học,
bởi lâu nay người ta vẫn có suy nghĩ não lớn đồng nghĩa với trí tuệ,
cũng giống như trong đối chiếu kích thước não bộ trong quá trình tiến hóa từ khỉ lên người,
người ta thường lấy dẫn chứng kích thước não làm cơ sở đánh giá sự tiến hóa.
Ngộ nhận tương tự vẫn còn xuất hiện trong giới khoa học.
Trướcđây, người ta vẫn nghĩ loài người hẳn phải có số gen khổng lồ
vì loài người có trình độ tiến hóa cao nhất,
tuy nhiên, năm 2000, khi bản đồ gen người được tìm ra,
giới khoa học mới ngã ngửa khi thực tế,
số gen người chỉ nhiều hơn loài giun một chút và xấp xỉ bằng loài chuột.
Quay trở lại việc phân tích bộ não Einstein,
năm 1999, Bà Sandra Witelson và các cộng sự tại đại học Mcmaster, Canada công bố phát hiện,
phần thùy phụ trách tư duy tưởng tượng và tư duy toán học của Einstein
lớn hơn 15% người bình thường.
Thêm một điều đặc biệt nữa,
Einstein cho đến nay là trường hợp duy nhất được ghi nhận
não không có đường rãnh “sulcus” ngăn cách
giữa thùy thái dương (temporal lobe) và thùy dưới hộp sộ (parietal lobe).
Người ta cho rằng chính không có rãnh ngăn cách này,
cho phép hình thành thêm nhiều neuron thần kinh kết nối
tạo ra một diện rộng phi thường trên vỏ não
khiến não bộ Einstein làm việc phối hợp nhạy bén và hiệu quả.
Tuy nhiên trong giới khoa học vẫn có ý kiến trái chiều,
vì cấu tạo đặc biệt của não bộ Einstein chỉ cho phép chứng minh
ông là người có trí tuệ, IQ cao, điều ai cũng đã biết.
Tuy nhiên không phải ai cứ thông minh là đều có được những phát kiến vĩ đại.
Điểm mẫu chốt nằm ở trực giác, ý thức của con người,
đó là những hiện tượng phi vật chất, bởi vậy việc mổ xẻ não bộ Einstein
để hòng giải mã là điều không mấy tác dụng.
Bản thân Einstein cũng đã từng nói
“thứ duy nhất có giá trị là trực giác (intuition)”.
Xem xét đến mối quan hệ giữa vật chất và ý thức,
tới nay có sự xuất hiện của yếu tố “trực giác”
là vấn đề cơ bản của Triết học, nhưng vô cùng khó khăn phức tạp,
có thể dẫn đến sự sụp đổ hoàn toàn của chủ nghĩa duy vật hay duy tâm
mà lâu nay chúng ta vẫn biết đến.
Điều này hứa hẹn nhiều tiến triển mới mẻ trong giới khoa học tương lai.