cải lương Tây Thi - Thanh Tuấn, Lệ Thủy
ấn đăng kí để theo dõi video mới nhất nhé https://www.youtube.com/channel/UCATf...
Tây Thi (Trung văn phồn thể: 西施; bính âm: xi shi), còn gọi là Tây Tử (西子), là một đại mỹ nhân thời Xuân Thu, nàng đứng đầu trong Tứ đại mỹ nhân Trung Quốc. Tây Thi có nhan sắc làm cá phải ngừng bơi mà lặn xuống đáy nước, gọi là Trầm ngư (沉魚).
Câu chuyện về Tây Thi phổ biến trong các nước văn hóa Đông Á. Nàng đã theo kế của Phạm Lãi, từ nước Việt đến nước Ngô để mê hoặc Ngô vương là Ngô Phù Sai, giúp Việt Vương Câu Tiễn phục quốc, khiến nước Ngô hùng mạnh bị diệt vong. Câu chuyện đã trở thành huyền thoại về nhan sắc khuynh đảo, được nhắc đến nhiều trong các điển tích Trung Hoa.
Câu chuyện của nàng là một ví dụ điển hình cho hình tượng hồng nhan họa thủy trong thời phong kiến xưa.
Tây Thi vốn tên là Thi Di Quang (施夷光)[1], là con một người thôn nữ họ Thi, nàng dệt vải ở núi Trữ La, Gia Lãm (nay là Chư Kỵ), thuộc nước Việt thời Xuân Thu. Trữ La có hai thôn: thôn Đông và thôn Tây, Tây Thi là người ở thôn Tây, vậy nên gọi là Tây Thi. Tương truyền Tây Thi đẹp đến nỗi, ngay cả khi nàng nhăn mặt cũng khiến người ta mê hồn.
Khi nàng đi hái củi ở ngọn núi gần làng, những con chim ưng bay trên trời nhìn thấy Tây Thi quên mất cả vỗ cánh nên bị rơi xuống đất.
Khi nàng giặt áo bên bờ sông, bóng nàng soi trên mặt nước sông trong suốt làm nàng thêm xinh đẹp. Cá nhìn thấy nàng, say mê đến quên cả bơi, dần dần lặn xuống đáy sông. Từ đó, người trong vùng xưng tụng nàng là "Tây Thi Trầm Ngư".
Chính vì thế, người đời sau mới gọi Tây Thi là người đẹp có nhan sắc "chim sa cá lặn".
Trong trận đánh quyết tử với Ngô, do không nghe lời can gián của Văn Chủng và Phạm Lãi nên vua nước Việt là Câu Tiễn bại trận, bị bên Ngô buộc vợ chồng Câu Tiễn phải sang Ngô làm con tin. Câu Tiễn quyết chí trả thù, Văn Chủng trước khi Câu Tiễn sang Ngô đã hiến cho vua 7 kế, trong đó có một kế là "Mỹ nhân kế" - dâng người đẹp mê hoặc vua Ngô. Trong vòng nửa năm, Câu Tiễn tuyển được 2000 mỹ nữ, trong đó có hai người đẹp nhất là Tây Thi và Trịnh Đán.
Nam Cung Bắc tả Tây Thi qua con mắt của Câu Tiễn và Phạm Lãi:
Câu Tiễn bắt gặp ngay đôi mắt trong suốt như dòng suối lạnh, ánh mắt đen tuyền óng ánh phát hào quang, thoáng chốc như hớp hồn vua.
Tây Thi như một đóa hoa còn chớm nụ hàm tiếu, bao nhiêu nét tươi trẻ thanh xuân dường như ẩn hiện trong góc mắt, đuôi mày. Mắt nàng trong suốt, mày nàng phương phi, miệng nàng chúm chím, đường nét tạo thành nàng dường như là ảo tưởng.
Cái đẹp