Menu Sliding loi bai hat Search

Video Quãng đời nhẫn nhục của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Ca sỹ: Nhat Ky Yeu Nuoc

547,321 Lượt xem

Mô Tả

Trong bài trước, Giáo sư Nguyễn Huệ Chi và Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ đã đưa ra nhìn nhận của về con người và công trạng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sau đây mời quý vị theo dõi tiếp ý kiến của hai nhân vật vừa nói về điều học được từ chữ nhẫn trong cuộc sống của vị Đại tướng huyền thoại Việt Nam.


Không được lắng nghe


Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Đại tướng Võ Nguyên Giáp không được trọng dụng như trước mà phải chuyển sang làm những công tác khác. Điều đó được nhiều ý kiến cho rằng ông bị thất sủng cho đến cuối đời. Thậm chí những đóng góp tâm huyết của ông cũng không được lắng nghe như ba lần viết thư gửi trực tiếp đến cho thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng yêu cầu nên dừng lại dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên vì những nguy hại cho quốc phòng và môi trường.


Giáo sư Nguyễn Huệ Chi, một trong những người khởi xướng mạng Bauxite Vietnam, nơi lến tiếng mạnh mẽ về những bất cập của dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, nói về những bài học mà người trí thức như ông học được từ phần đời sau này của Đại tướng Võ Nguyên Giáp cho đến lúc chết:


"Bài học lớn của Đại tướng mà tôi thấy rất rõ trong khi đến thăm nhà Đại tướng nhân dịp sinh nhật vào năm ngoái, tôi thấy con người ấy nhất quán giữa nói và làm; một con người khiêm cung, liêm chính từ việc giữ ngôi nhà của mình đúng nguyên trạng như thế, chứ không lo bồi đắp, xây dựng, tô vẽ như bất kỳ một vị lãnh đạo hay một vị quyền chức nào. Tôi thấy đó là một con người có học, một người xuất thân từ nhà Nho và giữ phong cách thanh liêm của một ông quan Việt Nam vốn có từ xưa cho đến nay là thanh, thận, cần: thanh liêm, thận trọng, cần mẫn. Những điều đó toát lên từ ngôi nhà của Đại tướng mà tôi được xem.


Con người ấy như là chỉ báo, là thước đo cho tình hình đất nước. Mỗi khi con người ấy cất tiếng nói lên là đất nước có vấn đề. Dân có thể không hiểu hết tất cả những ý kiến của Đại tướng nhưng mà khi nghe Đại tướng cất lên tiếng nói thì biết đất nước đang có vấn đề nan giải mà phải giải quyết theo hướng nào đấy mới có chiều hướng tốt được. Đại tướng còn và lên tiếng thì lòng dân thấy còn tin tưởng và thấy có ánh sáng dẫn đường để mình có thể yên tâm sống và làm việc trong một xã hội tuy rằng hiện nay có nhiều chuyện nhưng mà vẫn còn có lối ra một cách tích cực.


Thế còn bài học về chữ nhẫn là bài học cho trí thức Việt Nam vì trí thức Việt Nam lâu nay học Đại tướng về chữ nhẫn đó. Tuy nhiên theo tôi chữ nhẫn đó cũng có hai mặt của nó. Mặt tích cực cũng thấy rất rõ, nhưng không phải không có những mặt mà bản thân chữ nhẫn không giải thích được, cho nên phải có những chữ thay thế và bổ sung vào đó. Tôi nghĩ bài học về chữ nhẫn của Đại tướng cũng là một bài học lớn, nhưng phải nhìn trong sự phát triển, có chuyển dịch theo tình thế lịch sử thì bài học ấy mới thực sự phát huy được tác dụng."


Bị 'vô hiệu hóa'


Tiến sĩ luật Cù Huy Hà Vũ, vào thời điểm trước khi bị bắt, khi được hỏi về nhận xét đối với việc Đại tướng Võ Nguyên Giáp bị 'vô hiệu hóa' trong quãng đời còn lại ra sao. Ông cho biết:


http://www.rfa.org/vietnamese/in_depth/vo-nguyen-giap-passed-away-part-2-gm-10052013094253.html


Copyright © 2006, RFA. Đăng tải lại với sự cho phép của Radio Free Asia, 2025 M St. NW, Suite 300, Washington DC 20036. http://www.rfa.org.

Video cùng người đăng