Menu Sliding loi bai hat Search

Video Funny Movies 2016 - Lễ Hội Truyền Thống Làng Thụy Hà - Trò Chơi Dân Gian Hay Và Ý Nghĩa

Ca sỹ: Chịck Tv

3,517 Lượt xem

Mô Tả

Funny Movies 2016 - Lễ Hội Truyền Thống Làng Thụy Hà - Trò Chơi Dân Gian Hay Và Ý Nghĩa
********************************
Cứ mỗi dịp tết đến xuân về vào ngày mùng 8 đến 13 hàng năm lễ hội cổ truyền Làng Thụy Hà diễn ra :
Sáng mồng 8 có lễ rước kiệu thánh và các đồ binh khí từ đình ra ngoài đình làng. Sau lễ tế là lễ múa gươm, diễn lại sự tích dân làng cùng quân sĩ của thần Cao Sơn đánh thắng giặc tại đây. Sau đó lại rước kiệu thánh về đình làm lễ rồi về các nhà thờ họ làm lễ tổ, xong tất cả tập trung ở cổng làng để rước về đình. Đến ngày 13, đoàn tế của làng tế giã đám, hoá mã xin được rước nồi hương của các dòng họ về nhà thờ. Ngày 8 rước ra 13 rước vào là để tưởng nhớ công ơn của các vị thần đánh giặc Đông Hán thời tiền Lê mất 6 ngày, đêm với giành thắng lợi.Đến lúc này, chiêng trống của các họ sẽ nổi lên tượng trưng cho khi thế dũng mãnh của đoàn quân đánh giặc, các bó đuốc cũng được đốt lên để tượng trưng cho việc xưa kia Thần Cao Sơn chỉ huy dân binh dùng kế hỏa công thiêu cháy kẻ thù. Đoàn rước các họ lần lượt theo thứ tự từ đình về các nhà thờ Họ của mình. Trên đường đi không ngừng hô vàng diễn tả cảnh đánh giặc, truy đuổi giặc của cha ông năm xưa.Thôn Thụy Hà, xã Bắc Hồng, huyện Đông Anh còn có tên gọi O Oa, trước kia thuộc tổng Đông Đô, huyện Kim Hoa, phủ Bắc Hà, xứ Kinh Bắc. Phía Bắc có con sông Cà Lồ uốn lượn quanh làng. Phía Tây có dải đất cao mang hình dáng tựa rồng ôm lấy làng. Đây đó còn có một số gò đống mang tên cổ: gò Trống, gò Chiêng, gò Con Qui, gò Vườn Sách, gò Nghiên Bút…Đình Thụy Hà nằm trên gò đất cao thoáng đãng, được nhân dân chính thức xây dựng từ thời Chúa Trịnh, đến năm 2006 đình được công nhận là di tích lịch sử cấp thành phố. Đình Thụy Hà thờ 4 vị thần có công mở làng, đánh giặc giữ làng đó là: Thần Cao Sơn, Đức thánh Tam Giang, Ác quan Tôn thần và Hỗn độn Tôn thần. Tương truyền, khi quân Đông Hán sang xâm lược, nước ta có các vị tướng tuyển quân đánh giặc, thấy vị trí đất Thụy Hà lúc bấy giờ có nhiều điểm thuận lợi nên ngài đã chọn làm nơi đóng binh ngày đêm luyện tập quân sĩ.Phía nam làng Thụy Hà tại khu đồng Rộc có một trận quyết chiến với giặc, rất đông trai làng theo ông đánh giặc. Ngay từ buổi đầu sơ khai ấy ông cha ta đã biết dùng hoả công vì nơi này trước đây là rừng rậm, ông đã dùng quân sĩ bài binh bố trận đốt xung quanh rừng dồn giặc vào vị trí xung yếu để tiêu diệt. Thắng trận lẫy lừng, ông khao tướng quân sĩ và các dòng họ ở làng Thụy Hà. Vị Lạc tướng đó là thần Cao Sơn. Nhớ công lao một thủa giữ nước của ông dân làng tôn vinh làm thành hoàng làng, được sắc phong thượng đẳng thần. Trong đình làng bên cạnh thần Cao Sơn, nhân dân còn thờ thánh Tam Giang . Ông là người được phân công trấn giữ suốt hai bờ sông từ thượng nguồn sông Mít (Phú Thọ) đến Ngã Ba Xà (Bắc Giang) dẹp giặc bảo vệ tính mạng và tài sản cho nhân dân, được sắc phong trung đẳng thần.Lễ hội xuân làng Thụy Hà, bao gốm nhiều phần, nhưng chủ yếu được chia ra làm hai phần chính đó là phần lễ và phần hội. Lễ rước kiệu làng Thụy Hà mang nhiều dấu ấn đặc sắc, riêng biệt so với các địa phương khác. Phần hội có đa dạng các hình thức vui chơi dân gian như bịt mắt bắt dê, đi cầu kiều hay các môn mới được tổ chức như bóng đá, bóng chuyền.

Video cùng người đăng