Menu Sliding loi bai hat Search

Video Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn - Tân cổ "Thích Ca tầm đạo" với Ngọc Bích , Hề Sa

Ca sỹ: TÀI DANH SÂN KHẤU

36,568 Lượt xem

Mô Tả

Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn tên thật Nguyễn Thành Út sinh năm 1919, tại ấp Đông Phú, làng Đông Hậu, huyện Trà Ôn (Vĩnh Long ngày nay). là con thứ mười trong một gia đình làm nông, cha mẹ mất sớm nên Mười Út phải ra đồng từ 13 tuổi.nhờ giọng hát thiên phú ông được hát mỗi khi có Hội cúng Kỳ Yên . Từ chỗ chơi đàn ca tài tử, ông tập ca vọng cổ, và một nhà sư đã tặng Mười Út bài vọng cổ Tôn Tẫn giả điên gồm 20 câu.
Năm 1937,18 tuổi Ông lên Sài Gòn và được giới thiệu với Đài phát thanh. thu bài Thức suốt đêm thâu, Sầu bạn chung tình và đặc biệt là Tôn Tẫn giả điên của ông khiến thính giả say mê và nghệ danh Út Trà Ôn cũng có từ lúc đó. Năm 1939, ông đoạt giải nhất trong cuộc thi ca cổ nhạc do hãng rượu Bình Tây tổ chức.
Sau bài hát đầu tiên, gánh Tân Thinh mời ông cộng tác. Năm 1942 ông chuyển sang gánh Hề Lập.ở đây ông chỉ đóng được vai “Thổ Hành Tôn” trong vở “Phong Thần”
Năm 1945, ông hát cho gánh Thanh Long và chỉ đóng vai Hoàng tử trong “San Hậu lớp chót”. Buồn vì nghề , ông nghỉ và xuống Long Xuyên dạy đàn tranh với anh ruột. Tại đây, ông gặp và ký hợp đồng với đoàn Tiến Hóa. Vai diễn Tào Tháo trong “Tào Tháo dâng đao”. Đoàn Tiến Hóa tan rã thì Mộng Vân mời ông về ,Ông hát các vỡ Nữ chúa Chiến Linh , Một tình tan vở. . Năm 1954, ông được bầu chọn là “diễn viên ca hay nhất”.
Đoàn Mộng Vân rã gánh,Ông về với đoàn Thanh Minh. Có thêm ngôi sao Út Trà Ôn, đoàn Thanh Minh đã thu hút được khách và chỉ một thời gian ngắn ông bầu Năm Nghĩa – cha của Thanh Nga đã trả được mấy con nợ tưởng chừng không trả nổi.
Năm 1947 ông bắt đầu thu thanh cho hãng đĩa Asia. Hai bài vọng cổ Thái Sư Văn Trọng gián thập điều và Trụ Vương thiêu mình sau đó được Đài Pháp Á phát thanh, dấy lên một phong trào thưởng thức vọng cổ khắp Sài Gòn lục tỉnh. Báo chí không ngớt viết bài ngợi khen.
Năm 1948, ông bầu gánh Tiến Hóa ký hợp đồng 50.000 đồng số tiền này đã lập kỷ lục trong hợp đồng nghệ thuật vào thời điểm ấy, vì bằng phân nửa giải độc đắc xổ số Đông Dương.
Năm 1954, Ông lập gánh hát Kim Thanh, đây là một đại bang danh tiếng . Đại bang này có nhiều nghệ sĩ tên tuổi như: Thanh Tao, Kim Chưởng, Thuý Nga cùng làm giám đốc.
Năm 1959, ông ký hợp đồng với đoàn Thanh Minh của bà bầu Thơ một năm. . Cuối thập niên 50, cuộc bình bầu trên một tờ báo của ôngTrần Tấn Quốc do khán giả chọn Đệ nhất nam danh ca thuộc về ÚT TRÀ ÔN.
Năm 1960, Ông cộng tác với đoàn Thủ Đô (của ông Phan Văn Bản chủ hãng dĩa Hoành Sơn)
Năm 1962, Ông và người bạn thân là nghệ sĩ Hoàng Giang lập gánh Thống Nhứt
năm 1963, ông giải tán đoàn Thống Nhất và sang đoàn Dạ Lý Hương của Bầu Xuân. ông và Bạch Tuyết đã thành công một số vở như “Tuyệt tình ca”, “Nổi buồn con gái”. . . . Vừa hết thời hạn một năm với Dạ Lý Hương, Kim Chung ký hợp đồng tiếp và Bầu Long giao cho ông thành lập đoàn Kim Chung 6. hát những vở “Mạnh Lệ Quân”, “Núi liền sông băng” ...
Năm 1968, Ông về đoàn Thanh Minh đi diễn ở Tây hai vở “Trảm Trịnh Ân" và “Lỡ bước sang ngang”, thời gian lưu diễn là 2 tháng. Sau khi đi về ông hát cho đoàn Thái Dương, đoàn Hoa Lan, đoàn Tiếng Hát Dân Tộc. Từ năm 1969 - 1975, nghệ sĩ Út Trà Ôn hát tăng cường cho các đoàn hát Tấn Tài, Thanh Hải, Minh Cảnh.
Năm 1975, sau ngày 30-4-1975, ông cộng tác với đoàn cải lương Sài Gòn 1, Trần Hữu Trang và sau đó là Sân Khấu Tài Năng hay còn gọi là đoàn 2-84
Về tình cãm Út Trà Ôn . Cả cuộc đời ông chỉ có một vợ và 6 người con. trong đó chỉ có Bích Phượng là theo nghiệp ông . Út Trà Ôn có dắt Bích Phượng lên kí hợp đồng với đoàn cải lương Tây Ninh. Nhưng rồi nhiều ghanh ghét đấu đá, chị không theo nghề được Sau này Bích Phượng là ca sĩ hát dân ca
Năm 1988, ông được Nhà nước tặng danh hiệu “Nghệ sĩ ưu tú”.
Năm 1997, út Trà Ôn vinh dự được phong tặng "Nghệ sỹ Nhân dân".
Ông từ trần ngày 13.8.2001 tại TP.HCM, an táng tại chùa Nghệ Sĩ, quận Gò Vấp, hưởng thọ 82 tuổi

Video cùng người đăng