Menu Sliding loi bai hat Search

Video Chùa Bửu Long , Quận 9 - Sài Gòn (có phụ đề)

Ca sỹ: Tâm Nguyệt

38,299 Lượt xem

Mô Tả

Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long nguyên là một Tịnh Thất có khuôn viên rộng hơn 11 ha, tọa lạc trên ngọn đồi phía Tây ngạn sông Đồng Nai, lạc tại số 81 đường Nguyễn Xiển, P.Long Bình, Q. 9, TP.HCM, do cư sĩ Võ Hà Thuật thành lập năm 1942, sau khi đã quy y và thọ pháp với Thiền sư Hộ Tông.
Năm 1958, nhân Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam ra đời, cư sĩ Võ Hà Thuật dâng cúng tịnh viên này đến Thiền sư Hộ Tông, vị Tổ sáng lập và cũng là đức Tăng Thống đầu tiên của Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam, để thành lập thiền viện và từ đó Thiền viện Bửu Long đã được Tổ chính thức xây dựng.
Năm 1961 Ngài Narada Mahàthera, một vị Tăng Trưởng Phật giáo Tích Lan tặng thiền viện một cây Bồ-đề có nguồn gốc từ cây Đại Bồ-đề đức Phật thành đạo tại Bồ-đề Đạo Tràng - Ấn Độ.
Năm 1965 cư sĩ Võ Hà Thuật mới chính thức được Tổ truyền đại giới, pháp hiệu Lão Tâm, mặc dù đã hầu cận thầy trên 10 năm. Năm 1969 Đại đức Lão Tâm viên tịch hưởng thọ 68 tuổi. Để tỏ lòng tri ân Đại đức, Chư Tăng Phật tử đã xây tháp phụng thờ, trên ngọn đồi phía Đông Nam trong khuôn viên thiền viện.
Năm 1981 Tổ Hộ Tông viên tịch, hưởng thọ 88 tuổi, Tháp Tổ được Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam phụng lập ngay sau Bồ-đề Phật Cảnh, để đời đời tưởng niệm ân đức cao dày của vị Tổ sáng lập Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam.
Năm 1982, theo di chúc của Tổ, Hòa thượng Viên Minh được Giáo Hội Tăng Già Nguyên Thủy Việt Nam bổ nhiệm về thừa kế chức vụ Viện Chủ Thiền Viện Bửu Long. Trong thời gian làm Viện Chủ, Hòa thượng Viên Minh đã cử Thượng tọa Bửu Đức làm Trụ Trì và đã liên tục trùng tu tôn tạo chùa Tổ thành một ngôi danh lam tiêu biểu cho văn hóa Phật giáo Nguyên Thủy Việt Nam .
Năm 2002 xây dựng động Bồ-tát khổ hạnh theo sáng kiến thiết kế của Hòa thượng Viên Minh để tưởng niệm Bồ-tát Siddhattha tu 6 năm khổ hạnh trong một hang động trên núi Khổ Hạnh Lâm gần Bodh Gaya, Ấn Độ.
Năm 2004 trùng tu Chánh Điện. Chánh điện trước đây là di tích của Tổ và Đại Đức Lão Tâm để lại, vì vậy chủ yếu là trùng tu tôn tạo cho khang trang và tiện nghi hơn nhưng vẫn giữ lại hình dáng như cũ, chỉ thêm phần tiền đường và một vài chi tiết phối hợp giữa kiến trúc Phật giáo Đông Nam Á với kiến trúc triều đại nhà Nguyễn.
Năm 2005 xây dựng tượng đài Niết-bàn Phật cảnh gồm một Tượng Phật nằm tạc từ đá granite dài 8m, nặng trên 50 tấn. Chung quanh trang trí 10 trụ đèn cũng bằng đá granite điêu khắc theo mẫu trụ đá vua Asoka tại các Phật tích Ấn độ.
Năm 2007 khởi công xây dựng Đại Bảo Tháp Gotama Cetiya, để tôn thờ Xá-lợi Phật và chư đại Thánh Tăng. Mặt bằng xây dựng tháp rộng trên 2000m2, cao khoảng 70m so với mặt biển. Một kiến trúc vừa hoành tráng hiện đại vừa biểu hiện nét cổ kính nhất của nền văn minh Suvannabhumi cổ đại trong vùng Đông Nam Á.
Thiền Viện Tổ Đình Bửu Long có những đặc điểm như sau:
- Sinh hoạt theo truyền thống Phật Giáo Nguyên Thủy (Theravàda) lấy Tam Tạng Pāḷi làm gốc, đồng nhất với các nước Phật giáo Nam Tông trong vùng Đông Nam Á.
- Kiến trúc theo văn hóa Phật Giáo cổ đại có nguồn gốc trực tiếp từ nền văn minh vùng Suvannabhumi ảnh hưởng văn minh Phật giáo Ấn Độ thời đại vua Asoka, còn đậm nét ở Ankor Wat và các tháp Cham Việt Nam.
Đến chùa Bửu Long, ngoài việc được tìm về cội nguồn Phật giáo, Phật tử còn có dịp được chiêm bái xá-lợi Phật và Thánh Tăng. Lắng nghe tiếng giảng bài, đọc bài bằng tiếng Pali, ngôn ngữ từ thời Đức Phật - đang được chùa truyền lại cho các em nhỏ. Kết hợp với cây bồ-đề được chiết từ nhánh cây bồ-đề ở nơi Phật thành đạo tại Ấn Độ, sẽ giúp bạn tìm về một chút cội nguồn Phật giáo.
Những ngày lễ lớn của Tổ đình:
Lễ Tam Hợp (Đản Sanh, Thành Đạo, Niết-bàn) – ngày Rằm tháng Tư ÂL
Lễ Để Bát Báo Hiếu – ngày Rằm tháng Bảy và 30 tháng Tám ÂL
Lễ Giỗ Tổ Phật Giáo Nguyên Thủy Việt Nam – ngày 26 tháng Bảy ÂL
Lễ Dâng Y Kathina – ngày 17 tháng Chín ÂL.

Video cùng người đăng