Menu Sliding loi bai hat Search

Video Hành hương núi Cấm "Thất sơn nhất đỉnh", Châu Đốc - An Giang. (có phụ đề)

Ca sỹ: Tâm Nguyệt

41,629 Lượt xem

Mô Tả

Núi cấm còn gọi là Thiên Cấm Sơn hay Thiên Cẩm Sơn, mệnh danh là “Thất sơn nhất đỉnh” của vùng “năm non bảy núi” tỉnh An Giang.
Thất Sơn nằm trong khu vực tam giác của ba huyện Tịnh Biên, Nhà Bàn và Tri Tôn.
Núi cao 716m, mây phủ quanh năm, âm u, kỳ bí, khí hậu quanh năm se lạnh như Đà lạt. Núi Cấm được xem là một biểu tượng linh thiêng, tôn kính bậc nhất Miền Tây.
Sở dĩ có tên Núi Cấm là vì có 2 thuyết mà dân gian truyền tụng :
Thứ nhất: Khi xưa, vào khoảng năm 1776-1777, đàng trong chúa Nguyễn suy vong. Nguyễn Ánh (1762-1820) thất trận bị quân binh Tây Sơn truy đuổi ráo riết đã lên núi này để lánh nạn. Bèn cho người kháo tin rằng trên núi có tà hung, quỹ dữ, ác thú, mãng xà nên cấm dân chúng lên đó để tránh lộ nơi trú ẩn nên dân gian gọi là Núi Cấm.
Thứ hai : lại nói, khi xưa đức Phật thầy Tây An, tục danh Đoàn Minh Huyên (1807-1856) người sáng lập nên đạo phái Bửu Sơn Kỳ Hương đã cấm các đệ tử lập am chùa trên núi này để tránh sự ô uế của núi non linh thiêng.
Theo con đường lên núi cấm nhìn từ xa là Tượng Phật Di Lặc có chiều cao 33,6 m nặng 800 tấn, bệ tượng có diện tích 1.000m2 với nụ cười an nhiên, từ bi, hỉ xả và bụng to đặc trưng của tượng Phật Di Lặc ở Việt Nam. Sau 3 năm thi công (2002-2005), pho tượng hoàn thành và năm 2006 được Trung tâm Sách kỷ lục Việt Nam công nhận là "tượng Phật Di Lặc lớn nhất Việt Nam" và là pho tượng Phật Di Lặc lớn nhất Đông Nam Á.
Gần bên là Chùa Vạn Lình nằm ở độ cao hơn 600m so với mặt nước biển, chùa Vạn Linh xưa kia còn gọi là chùa Lá.
Tương truyền, ngôi chùa Vạn Linh do Hòa thượng Thích Thiện Quang khai sơn năm 1927, ban đầu chỉ là một am cất cây và lợp lá. Nhờ vào đức độ và tài chửa bệnh của Hòa thượng, nên am đón khách thập phương và phật tử ngày một đông. Đến năm 1941, am lá mới được xây dựng thành chùa Lá – Vạn Linh). Trãi qua chiến tranh chống Pháp - Mỹ, ngôi chùa Lá – Vạn Linh) bị bom đạn tàn phá, đến năm 1976, ngôi chùa mới được trùng tu. năm 1995, chùa Vạn Linh được khởi công xây dựng lại với quy mô lớn, kiên cố đến ngày nay trên một diện tích khoảng 6 ha.
Đối diện với Chùa Vạn Linh là chùa Phật lớn. Chùa tọa lạc trên diện tích 13.160 m2, tên đầy đủ là Thiền viện chùa Phật Lớn.
Chùa được xây dựng năm 1912, Sở dĩ có tên như thế là vì trong chùa có thờ một tượng Phật cao 1,8 m. Vào thời điểm ấy, pho tượng này cao lớn hơn các tượng thờ khác ở trong vùng.
Sau khi ông Bảy Do (Cao Văn Long), người đầu tiên xây dựng và tu ở chùa, bị thực dân Pháp bắt, chùa Phật Lớn trở nên hoang vắng. Mãi đến năm 1914, ông cựu hương quản làng An Khánh đến núi Cấm thấy cảnh chùa hoang phế quá, bèn đứng ra xin phép để được tái thiết chùa.Năm 2008, chùa đang được tôn tạo lại trên nền cũ, và mở rộng diện tích lên đến 13,6 ha.
Ngày 14-10-2015, chùa Phật Lớn cung nghinh đón ngọc Xá lợi Phật Thích Ca Mâu Ni từ Ấn độ về chùa để tôn thờ.
Vồ Bồ Hong (Vồ ở đây là từ dùng để chỉ một chỏm cao trên dãy núi) cao 705 m, là nơi cao nhất trên đỉnh núi Cấm và trong dãy Thất Sơn. Tương truyền, vì khi xưa có nhiều côn trùng gọi là bồ hong đến đây sinh sống nên có tên này.
Từ đỉnh núi Cấm có thể thấy đồng bằng rộng bao la nên thơ bên dưới và tượng Phật di lạc với nụ cười từ bi.
Trên đỉnh núi nơi cao nhất có thờ Ngọc Hoàng Thượng Đế, từ dưới chân vồ, muốn lên phía trên lễ đức Ngọc hoàng Thượng đế, người hành hương phải bước lên vài bậc thang, được ghép bằng những phiến đá, giúp cho sự đi lên xuống được dễ dàng, cạnh đó, thấp hơn có điện thờ Diên trì Thánh Mẫu và cách xa đó chừng 20 thước có nơi thờ cúng Cửu huyền thất tổ
Hiện địa điểm này, có rất nhiều du khách đến chinh phục và thưởng ngoạn. Nếu du khách đặt chân đến núi Cấm mà chưa chinh phục điện Bồ Hong thì xem như chưa đi núi Cấm”,

Video cùng người đăng