Hầm Giam 9 Tầng Chôn Người Đang Sống Của Em Trai NGÔ ĐÌNH DIỆM Chấn Động VNCH - Tiểu Sử NGÔ ĐÌNH CẨN
Trong thời Đệ nhất Cộng hòa Ngô Đình Cẩn cùng với Ngô Đình Diệm, Ngô Đình Nhu, Ngô Đình Thục, Ngô Đình Luyện, Trần Lệ Xuân (vợ Ngô Đình Nhu), nắm hết mọi thực quyền trong tay do đó chế độ Ngô Đình Diệm bị cho là chế độ gia đình trị. Những ngày sau khi ông anh Ngô Đình Diệm được về nước nắm quyền, cũng là lúc ở miền Trung, Cẩn biểu lộ một cách rõ nét sự trịch thượng, khinh người của một gã trọc phú mang dáng dấp của một phú nông hách dịch ở một số làng quê thời phong kiến.
Nhà giam Chín Hầm tồn tại từ năm 1954 đến 1963. Ngay ngày gia đình họ Ngô bị đảo chính, Ngô Đình Cẩn bị bắt, người dân xứ Huế đã lên nhà giam Chín Hầm đập phá tan hoang. Nửa thế kỉ đã đi qua, nhà giam Chín Hầm ngày nay vẫn còn lại dấu tích minh chứng cho tinh thần yêu nước, sức mạnh quật cường của đồng bào ta, của những chiến sĩ cách mạng khi đối mặt với sự tàn độc vô độ của bạo chúa khét tiếng Ngô Đình Cẩn.Cẩn tự xưng là cố vấn đặc biệt của các tỉnh miền Trung và cao nguyên Trung phần thành lập bè đảng và tay sai gây nhiều tội ác cho đồng bào miền Trung và đặc biệt là việc dựng lên nhà giam Chín Hầm. Trước thời Cẩn, khu vực này vào năm 1941 thực dân Pháp xây dựng bê tông cốt sắt rất kiên cố để giấu vũ khí. Năm 1946 thực dân Pháp quay lại và biến nơi đây thành nơi giam giữ tù binh. Năm 1954, Ngô Đình Cẩn tình cờ đi săn bắn phát hiện thấy đây là nơi lý tưởng để thủ tiêu các chiến sĩ cách mạng, ông ta nhanh chóng cải tạo khu vực này và gọi là Chín Hầm.