Nghệ sỹ Phùng Há, tên thật là Trương Phụng Hảo sinh ngày 30-4-1911 tại làng Điều Hòa, tổng Thuận Trị, quận Châu Thành, tỉnh Mỹ Tho nay là tỉnhTiền Giang. Cha của bà là ông Trương Nhân Trưởng, người làng Phú Lạng, huyện Hạc Sơn, tỉnh Quảng Đông-Trung Quốc còn thân mẫu bà là Lê Thị Mai, người làng Ðiều Hòa, tỉnh Mỹ Tho.Bà là con thứ 6 trong 7 người con, Phụng Hảo được phát âm theo Quảng Đông là Phùng Há, và còn được gọi là Bảy Phùng Há
Năm bà lên 9 tuổi thì cha bà qua đời. Cả gia đình bà đưa ông về Hạc Sơn để chôn cất. Khi gia đình bà trở về Việt Nam thì gia sản đã bị anh trai cả và người chú đoạt . Tuy có đi học tiểu học một thời gian nhưng bà phải nghỉ học để đi làm kiếm tiền nuôi gia đình. Năm 13 tuổi, bà làm công trong một lò gạch. Giọng ca thiên phú của bà khi đó lọt vào tai ông bầu Hai Cu của gánh hát Nam Đồng Ban cũ
Năm 1924, ông bầu Hai Cu lập gánh hát Tái Đồng Ban và mời bà hát đào chính đóng với kép Năm Châu .Ông cũng là người gợi ý bà lấy nghệ danh Phùng Há. Thầy tuồng Nguyễn Công Mạnh, nghệ sĩ Năm Châu và nhạc sĩ Tư Chơi (tức là nghệ sĩ Huỳnh Thủ Trung) là những người thầy đầu tiên của bà . Cũng chính nghệ sĩ Năm Châu và Tư Chơi là 2 người đàn ông có mặt trong cuộc đời tình cảm của bà về sau này.
Vai diễn đầu tiên của bà là vai Giả Thị trong vở Hoàng Phi Hổ quy Châu của soạn giả Nguyễn Công Mạnh, Năm 1926, bà cùng các nghệ sĩ Năm Châu và Tư Chơi, Ba Du gia nhập gánh hát Trần Đắc của bầu Trần Đắc Nghĩa. Cùng năm này, bà kết hôn với nghệ sĩ Tư Chơi. Khi biết Phùng Há nhận lời lấy Tư Chơi, Năm Châu đột ngột bỏ gánh hát, đi theo một nhóm bạn lưu diễn tận Hà Nội. Năm 1927, Phùng Há sanh đứa con gái đầu lòng, đặt tên là Bửu Chánh.
Năm 1929, bà li dị, sau đó kết hôn với Bạch công tử Lê Công Phước (tự là Phước George sinh năm 1901) ,là người rất mê cải lương, ông lập gánh hát Huỳnh Kỳ cho bà làm bầu gánh khi mới 18 tuổi. Gánh hát quy tụ được rất nhiều đào kép nổi tiếng thời bấy giờ, như Phùng Há, Ba Vân, Năm Phỉ, Tám Du, Năm Thiện, Ba Thâu, Ba Đồng, Chín Móm, Năm Kiệt, Hai Sự, Hai Nữ, Tư Bé, Tư Hélènne... đây là gánh cải lương có quy mô lớn ở vùng Lục tỉnh Nam kỳ. Ông cho xây dựng rạp hát cũng với tên Huỳnh Kỳ, bên cạnh ngôi nhà của ông tại Mỹ Tho làm nơi gánh hát biểu diễn thường xuyên .
Đến năm 1931, Bạch công tử cho gánh hát Huỳnh Kỳ tan rã...Không còn gánh hát, Bạch công tử càng ăn chơi nhiều hơn nữa, Cô hai lần sinh con, một trai, một gái. Cả hai con đều chết khi còn rất nhỏ,từ lúc bệnh cho đến lúc chết Bạch công tử đều không có mặt ở nhà. Bà dứt tình với Bạch công tử.
năm 1936 Bà được ban hát Trần Đắc ký hợp đồng về làm đào chánh, đóng cặp với nghệ sĩ Năm Châu
năm 1940, Bà kết hôn với ông Nguyễn Hữu Bửu. Ông là một kỹ sư, một đại điền chủ lớn ở Trà Vinh. Ông đã thành lập đoàn Phụng Hảo cho Bà.Thời gian sau thì Bà và ông Nguyễn Hữu Bửu cũng chia tay.
Sau này Bà đã làm vợ của ông Châu Văn Sáu - một chủ trang trại nuôi bò sữa. Sau đó ông Châu Văn Sáu và Bà cũng chia tay, năm 1963 người con gái là Bửu Chánh chết do căn bệnh ung thư máu
Năm 1958, bà đề xuất mua đất, xây dựng nên Chùa Nghệ sĩ tại Sài Gòn và viện dưỡng lão cho những nghệ sĩ về già nghèo khó.
Nghệ sĩ Phùng Há còn tham gia giảng dạy tại khoa Diễn viên cải lương, trường Quốc gia Âm nhạc và Kịch nghệ Sài Gòn từ năm 1963 Sau 1975, Bà cùng Nguyễn Thành Châu, Ba Vân làm cố vấn cho Nhà hát Cải lương Trần Hữu Trang và tham gia giảng dạy,
Bà luôn được ví như cây Đại thụ của nền nghệ thuật hát bội cải lương nước nhà
Năm 25/1/1984 Bà được Nhà nước phong tặng danh hiệu Nghệ sĩ Nhân Dân đợt 1
Ngày 5 tháng 7 năm 2009, bà đã qua đời tại bệnh viện Nguyễn Trãi (Thành phố Hồ Chí Minh) hưởng thọ 98 tuổi. Và được an táng trong nghĩa trang chùa Nghệ sĩ do bà lập .