Châu Nam Cực thời cổ đại là một nơi rất khác biệt.
Với diện tích 14 triệu km2, gấp đôi diện tích châu Úc, châu Nam Cực là châu lục lớn thứ 5 trên Trái Đất.
Khoảng 170 triệu năm trước, châu Nam Cực là một phần của Siêu lục địa Gondwana. Và đến khoảng 25 triệu năm trước, nó dần dần tách ra khỏi Siêu lục địa này, trở thành châu Nam Cực chúng ta biết hiện nay.
Các chuyên gia cho biết, châu Nam Cực từng được bao phủ bởi thảm thực vật và tràn ngập sự sống. Tuy nhiên ngày nay, đến 99% diện tích châu lục này bị bao phủ bởi băng.
Thời đó, châu Nam Cực nằm xa về phía bắc và có khí hậu nhiệt đới hoặc ôn đới, do đó được bao phủ bởi rừng, và là nơi cư ngụ của đa dạng sinh vật sống.
Nam Cực (Antartica) từng là một phần của siêu lục địa phủ xanh Gondwana. (Ảnh: Internet)
Điều này có nghĩa gì?
Một giả thuyết ấn tượng được đưa ra là, con người cổ đại từng sinh sống trên lục địa từng một thời ấm áp này. Họ ở đó, dựng lập và phát triển xã hội giống hệt như ở Châu Phi, Châu Âu và Châu Á.
Lần đầu tiên con người ghé qua lục địa băng này là vào khoảng năm 1820.
Tuy nhiên, điều này không hoàn toàn chính xác, khi có vô số tấm bản đồ cổ mô tả châu Nam Cực trong trạng thái “không đóng băng”. Một trong số những bản đồ gây tranh cãi nhiều nhất được vẽ bởi Đô đốc hải quân Thổ Nhĩ Kỳ Piri Reis vào năm 1513. Tấm bản đồ mô tả châu Nam Cực từ hàng trăm năm trước khi lục địa này được phát hiện vào giai đoạn 1818 – 1820. Ngoài ra, tấm bản đồ còn miêu tả Nam Cực trong một thời kỳ vô cùng xa xôi, trước khi bị băng tuyết bao phủ. Điều này đã tạo ra một cuộc tranh luận kéo dài cho đến ngày nay.
Bản đồ Piri Reis. (Ảnh: Internet)
Lục địa Nam Cực được vẽ trên bản đồ Piri Reis. (Ảnh: Internet)
Có một niềm tin phổ biến cho rằng các nền văn minh cổ đại đã và chưa được biết đến trên khắp hành tinh có trình độ phát triển vượt trội hơn rất nhiều so với sự tưởng tượng của các nhà khoa học. Vô số bản đồ được tìm thấy trong quá khứ là những bằng chứng rõ ràng cho thấy những câu chuyện chúng ta được dạy và học trong trường ngày nay là chưa hoàn chỉnh, có nhiều mắt xích còn thiếu trong lịch sử nhân loại.
Phải chăng còn quá nhiều điều chúng ta chưa biết về Nam Cực?
Trong 2 năm 1946 và 1947, một chương trình quân sự có tên gọi “Operation high jump” đã được Hải quân Hoa Kỳ thực hiện tại châu Nam Cực. Có một bộ phim tài liệu rất hay tên là Đệ tam Quốc xã – Chiến dịch UFO (Third Reich – Operation UFO), trong đó bàn luận rất nhiều điều liên quan đến châu lục này, có khả năng Nam Cực từng là nơi ẩn giấu vô số căn cứ ngầm bí mật.
Bộ phim tài liệu Đệ tam Quốc xã – Chiến dịch UFO (Third Reich – Operation UFO):
Những tài liệu mật được cung cấp bởi cơ quan tình báo Liên Xô sau sự tan rã của Xô Viết năm 1991 cũng tiết lộ rằng Hải quân Hoa Kỳ đã tiến hành rất nhiều chuyến thám hiểm đến Nam Cực với mục đích bí mật.
Địa điểm tiến hành dự án Operation Highjump (trên danh nghĩa là trạm nghiên cứu mang tên Little America IV). (Ảnh: Internet)
Operation Highjump là một chương trình của Hải quân Hoa Kỳ tại Nam Cực trong hai năm 1946-1947. Chương trình được thực hiện bởi Lực lượng 68 (Task Force 68), bao gồm 4.700 người, 13 tàu, và 33 máy bay. Tuy mục đích chủ yếu của chương trình là “thiết lập trạm nghiên cứu tại Nam Cực mang tên Little America IV”, một số cho rằng mục đích thật sự của nó bí ẩn rất nhiều hơn chúng ta tưởng.
Về cơ bản, chương trình Operation HighJump có hai đặc điểm nổi bật: nhanh chóng và vô cùng bí mật. Trong thời gian thực hiện chương trình, đô đốc Ramsey từng phát biểu: “Chỉ huy trưởng Hải quân sẽ chỉ làm việc với các cơ quan chính phủ khác” và “không cần đàm phán ngoại giao [với nước khác]. Không nhà quan sát nước ngoài nào được phép tiếp cận”.
Người ta tin rằng có hơn 70,000 bức ảnh được chụp từ trên không trong khoảng 220 giờ bay. Một số quân sĩ được báo cáo đã thiệt mạng trong các vụ tai nạn máy bay.
Điều thú vị là khi Đô đốc Byrd trở về, ông đã được triệu tập tới Washington và bị thẩm vấn bởi Cơ quan An ninh Quốc gia “trước khi gặp mặt Bộ trưởng Quốc phòng James Forrestal. Tiếp sau đó, “Đô đốc Byrd tuyên bố hôm nay Hoa Kỳ bắt buộc phải có các biện pháp phòng vệ ngay lập tức trước các khu vực thù địch”, El Mercurio, một hãng truyền thông ở Chile, đưa tin.
Ông đã đưa ra một tuyên bố đáng kinh ngạc:
Các vật thể bay “bay từ Cực (Trái Đất) này đến Cực (Trái Đất) kia với tốc độ đáng kinh ngạc” là một mối đe dọa mới. Nhưng ai là mối đe dọa mới, khi Đức vừa bị đánh bại thê thảm trong Thế Chiến II? Một số cho rằng mối đe dọa chính là lực lượng quân đội và các căn cứ còn sót lại của Đức ở Nam Cực.
Châu Nam Cực vẫn là một trong những vùng đất cô lập và bí ẩn nhất trên bề mặt hành tinh.
Chính sách bảo mật thông tin của chính phủ nhiều khả năng sẽ còn tiếp tục trong tương lai. Khoảng 30 quốc gia hiện đang vận hành các trạm nghiên cứu trên lục địa này, và rất ít thông tin được công bố. Hiệp ước Nam Cực yêu cầu các nước thành viên phối hợp và nghiên cứu khoa học tại Nam Cực mà không có sự hiện diện của quân đội, tuy nhiên quân đội lại ghé thăm nơi này hết lần này đến lần khác.
Trên YouTube có đăng tải một video kể lại trải nghiệm của một sĩ quan hải quân từng đóng quân gần Nam Cực. Ông kể lại việc bắt gặp các sự kiện vô cùng kỳ lạ ở đây.
“Một sĩ quan hải quân kể cho chúng tôi những điều anh nhớ được, bao gồm việc nhìn thấy một lỗ hổng khồng lồ trên băng trong vùng cấm bay. Hôm đó họ tạt ngang qua đó chẳng qua do có một trường hợp cấp cứu cần xử lý nhanh. Sau đó anh có dịp chở một nhóm các nhà khoa học bị mất tích trong vòng 2 tuần trước đó, họ đã cảnh cáo anh một cách rõ ràng rằng không được đề cập đến chủ đề đó thêm lần nào nữa. Anh cho biết “họ trông có vẻ sợ hãi”. Khi trở lại McMurdo (một trạm nghiên cứu ở châu Nam Cực), thiết bị của họ đã bị cô lập và họ được đưa trở về Christchurch, New Zealand trên một chiếc máy bay đặc biệt. Anh bàn luận một cách chi tiết về điều anh đã thấy và trải nghiệm. Đây là câu chuyện gây tò mò nhất từng được kể về những gì đang thực sự diễn ra ở Nam Cực”.
Bạn nghĩ sao? Liệu có điều gì đó bất thường ở Nam Cực? Nam Cực chỉ là một lục địa cô lập, phủ băng? Hay có nhiều điều hơn thế, như rất nhiều người theo thuyết âm mưu và tuyên bố?
Video kể lại trải nghiệm ở Nam Cực của sĩ quan hải quân nói trên: