Menu Sliding loi bai hat Search

Video KHÁM PHÁ CÀ MAU QUA KÝ SỰ DU LỊCH MIỆT VƯỜN :ĂN ONG RỪNG ,CÁ NƯỚNG ....

Ca sỹ: le phung

119,147 Lượt xem

Mô Tả

Xuân về, rừng tràm U Minh trở nên tấp nập với hàng đoàn thợ gác kèo rủ nhau vào đây đón mùa “ăn ong”, theo phương ngữ Cà Mau có nghĩa là công việc vào rừng cạy tổ ong lấy mật.
Nếu Năm Căn có cây đước tiêu biểu cho loại rừng ngập mặn thì U Minh lại nổi danh với cây tràm bông trắng, đại diện cho rừng ngập ngọt. Khu rừng này đã tạo nên một không gian sinh thái kỳ thú cho vùng đất Cà Mau màu mỡ. Đây là kiểu rừng rất đặc thù, riêng biệt, độc đáo và quí hiếm của thế giới, nên đã được đưa vào diện bảo tồn và phát triển theo tiêu chuẩn quốc tế.Khu rừng này được chia thành hai phần với ranh giới tự nhiên là sông Trẹm và sông Cái Tàu. Phần trên gọi là U Minh Thượng, phần dưới là U Minh Hạ. So với thuở xưa, hiện nay, rừng U Minh bị phá hủy khá nhiều, không còn trù phú như trong trí tưởng của tôi khi đọc Hương Rừng Cà Mau của Sơn Nam thời còn cắp sách.
Ở xứ này, mỗi độ xuân về, không gì thú vị bằng vào rừng xem bông tràm. Chúng tôi được Trường - hướng dẫn người địa phương - đưa vào tận khu lõi rừng để ngắm những cây tràm nguyên sinh. Lặn lội trong rừng sâu, cả nhóm thỏa ngắm nhìn những hàng cây tràm rủ rỉ, đong đưa nhành lá xao xác. Xen lẫn trong gió là tiếng ong bay vù vù, tìm hoa hút mật nghe thật vui tai. Giữa khung cảnh rừng còn hoang sơ, thoáng nhẹ không khí gió xuân; thi thoảng, một chiếc ghe vun vút trong rừng băng rẽ sóng hướng về thành phố Cà Mau. Chỉ tay vào các thùng nhựa xếp san sát để trên ghe, Trường bảo tôi, đây là các ghe đi lấy mật trong rừng.
Nhắc đến U Minh, không thể không nói đến sản vật mật ong rừng tràm. So với các loại mật khác, mật ong rừng tràm được xếp hạng nhất vì chất lượng tốt. Tràm ở U Minh một loại là tràm bông vàng, loại cây cho gỗ hoặc có thể chiết xuất thành tinh dầu tràm dược liệu. Còn tràm bông trắng cho hoa có nhiều hương vị ngọt ngào, khiến lũ ong kéo đến làm tổ trong rừng dày đặc. Lúc này, cả rừng tràm nở hoa trắng xóa, chính là thời điểm những người thợ gác kèo ong tấp nập vào rừng kiếm nguồn mật thiên nhiên hiếm quý.Ở miền Tây Nam bộ, nghề gác kèo ong rừng tràm hầu như chỉ có ở riêng xứ U Minh. Để làm tốt nghề này, người thợ gác kèo đòi hỏi phải khéo tay và kinh nghiệm. Theo những người giỏi nghề, kèo Ong chính là nhánh tràm non tươi xanh roi rói. Sau khi chặt nhánh xong, thật khéo léo, người thợ gác kèo sẽ tìm và chọn một địa thế thật thích hợp để gác nhánh lên cây. Cây tràm này phải to, nằm cách xa các lối mòn, ít người đi lại nhưng phải có ít nhiều bóng nắng dọi vào. Tính nết ong rất khó, nếu cây tràm ở trong mát hoặc quá nắng, chúng sẽ không chọn để làm tổ. Điều này còn ảnh hưởng đến chất lượng của mật.
http://tttd.vn/trong-nuoc/ve-u-minh-xem-an-ong-lay-mat-145440.html

Video cùng người đăng