Menu Sliding loi bai hat Search

Video Tiểu Thuyết Được Sống Và Kể Lại Phần 1 || Đọc Truyện Đêm Khuya 2016

Ca sỹ: Radio VOH Online

54,628 Lượt xem

Mô Tả

▓ Tiểu Thuyết Được Sống Và Kể Lại Phần 1 || Đọc Truyện Đêm Khuya 2016
✍ Cấu trúc của cuốn tự truyện này cũng khá lạ, ngoài chủ đạo là hồi ức, nó còn pha trộn một chút hiện tại thông qua cảm nhận trong một chuyến đi Mỹ của tác giả.


Nếu nhật ký mang đậm hơi thở của sự kiện, của chi tiết, lưu giữ những ấn tượng nóng hổi, cảm xúc mãnh liệt của một chàng trai 20 tuổi với những gì mình vừa chứng kiến, trải qua thì những dòng tự truyện do một người đàn ông 50 tuổi, viết lại sau 30 năm, lại mang tính chiêm nghiệm, sâu sắc và nhẹ nhàng hơn rất nhiều. Và đó chính là điều mới lạ so với nhiều tác phẩm khác viết về chiến tranh, nhất là về trận đánh Thành cổ Quảng Trị. 30 năm, quãng thời gian đủ để tác giả có thể bình tĩnh hơn khi miêu tả một cách nhẹ nhàng những xoáy nước ùng ục cuốn những người đồng đội hy sinh xuống đáy sông Thạch Hãn; cũng nhẹ nhàng hơn khi kể về căn hầm trung đoàn cố thủ Thành cổ với ngổn ngang thương binh.


Thậm chí, còn nhẹ nhàng kể lại những lúc đi rải đường dây trong mưa pháo, vừa đi vừa đếm “1-2-3, trúng này” và mừng rỡ khi chẳng có mảnh đạn nào nghe lời mà trúng chính mình. Cả những lúc tác giả miêu tả về sự hy sinh của đồng đội cũng nhẹ nhàng, không chứa đầy nước mắt, khốc liệt, đau xót như nhiều tác phẩm khác.


Vì sao? Phải chăng vì thời gian đã làm nguội lại những nỗi đau! Chính tác giả đã trả lời trong cuốn tự truyện này ngay từ những dòng đầu tiên khi anh phê phán những ý kiến cho rằng, chiến tranh chống Mỹ chỉ thuần tuý đau thương mất mát. “Tôi đã nghe cách lập luận này không ít lần, cách thức là rút đi các dữ kiện lịch sử của thời điểm xảy ra chiến tranh, chỉ giữ lại nguyên một cục thương đau khốc liệt, đặt nó lên mặt bàn và bình luận”.


Trần Luân Tín cũng như những đồng đội của mình ngày đó, khi bước vào mặt trận, ai trong số họ chẳng sợ hãi cái áp lực khủng khiếp của bom đạn, của máu lửa, của chết chóc. Nhưng họ hiểu rõ vì sao mình ra trận, hiểu rõ mình chiến đấu vì điều gì, và một khi đã hiểu rõ những điều đó thì mọi cái còn lại đều “trở nên bình thường” (trích đoạn trong tự truyện).


Nhưng tận sâu trong đáy lòng, người lính vẫn mong mỏi hoà bình, vẫn muốn được sống với ước mơ của mình. Họ mong mỏi đất nước thống nhất, kẻ thù bị đánh đuổi và họ sẽ được trở lại cuộc sống vốn có, không phải cầm súng, không phải tiếp tục chiến tranh.


Câu chuyện nhỏ cuối cùng của tự truyện mà tác giả kể lại là vào đêm 30-4, rạng sáng 1-5-1975, trong một chốt gác trên đường phố Sài Gòn, 3 anh lính trẻ trong giờ phút trọng đại của đất nước đều muốn làm một cái gì đó để thoả nỗi niềm vui sướng. Họ đã chọn cách mỗi người cùng hét lên một câu bất kỳ nghĩ ra trong đầu và họ đã cùng hét vang giữa cái đêm đầu tiên đất nước thống nhất 2 chữ: “Hoà bình”.


Tác giả của Được sống và kể lại tự nhận xét về tác phẩm của mình: “…Tôi chỉ đơn giản là ghi lại thôi. Cho con nó đọc, cho bọn trẻ sau này đứa nào cần biết thêm về thời chiến tranh thì đọc…”. Và tác phẩm đã hoàn thành nhiệm vụ của mình, khắc hoạ một góc của chiến tranh dưới mắt một người lính, một người cùng với hàng vạn người khác đã sống, chiến đấu và hy sinh cho quê hương.
► FaceBook VOH http://www.facebook.com/RadioVOH
► Subscribe VohChannel For More Videos
► Cài đặt App Radio VOH cho điện thoại Android tại đây: https://play.google.com/store/apps/details?id=com.icsoft.app.vohradio&hl=en
► Cài đặt App Radio VOH cho điện thoại Iphone tại đây: https://itunes.apple.com/us/app/radio-voh/id767293059?mt=8
☼-----------------------------------------------------------------------------------☼
Đài Tiếng nói Nhân dân TP. Hồ Chí Minh (The Voice of Ho Chi Minh city People) phát trên ba làn sóng AM 610 Khz - FM 99.9 Mhz - FM 95.6Mhz.

Video cùng người đăng