Nghệ Sĩ Kiều Hoa tên thật Khưu Thị Bông, sanh năm 1950 (Canh Dần), tại thị xã Cà Mau, trong một gia đình ngươi Tiều gồm có bảy anh chị em. Kiều Hoa thứ ba, và một em gái là nghệ sĩ kiều Lan (vợ của tác giả - nhà báo Thạch Tuyền) là nghệ sĩ hát chánh nhiều sân khấu. Một người em trai là tác giả Chí Mai. Ba Kiều Hoa là người chụm lửa, đốt lò chạy tàu thủy, từ đất liền ra Côn Đảo. Từ nhỏ, bé Bông đã theo gia đình ra ở Côn Đảo, thấy cô bé có giọng ca hay, một số người biết đòn ca tài tử đã dạy cho cô hát, trong đó có soạn giả Kiên Tâm, người ở tỉnh Vĩnh Long, là tù chính trị bị đày ra Côn Đảo. Chính ông là người thầy đầu tiên dạy cho bé Bông biết thế nào là hò, xự, xang, xê, cống.
Thời gian sau gia đình Bà dọn lên sống ở Sài Gòn, Bà rất mê giọng hát của nghệ sĩ Thanh Hương. Bà đã đến học cổ nhạc ở lò nhạc sĩ ÚT Trong.
Năm 1963, Bà bắt đầu theo nghề hát. Sân khấu đầu tiên là đoàn cải lương Kinh Đô (Hoài Dung - Hoài Mỹ), chuyên hát những vai đào con, Bà lấy nghệ danh là Kiều Bông, soạn giả Điêu Huyền sửa lại là Kiều Hoa. Bà đã trải qua các đoàn hát: Tuấn Kiệt, đoàn Trăng Mùa Thu, Sao Ngàn Phương. Kiều Hoa bắt đầu hát vai chánh từ năm 17 tuổi, ở đoàn Sao Ngàn Phương với kép chánh là Hữu Lợi, tại đây, Kiều Hoa đã gặp tác giả Hoài Nhân, là giám đốc kỹ thuật của đoàn, sau này trở thành ông bầu lập nên hai đoàn cải lương Sao Ngàn Phương l và 2, một thời nôi tiếng. Kiều Hoa và Hoài Nhân kết hôn và có gần 30 năm gắn bó. Sau này vì nhiều lý do riêng, năm 1995 cả hai chia tay. và có hai đứa con, một trai một gái.
Kiều Hoa có giọng ca ngọt ngào, âm vực rộng, (chất giọng kim), khỏe, có một chút âm hưởng Lệ Thủy, lại thêm một chút âm hưởng Phượng Liên, nhưng vẫn giữ được nét riêng của mình.
Đoàn Sao Ngàn Phương là sự nghiệp chung của Hoài Nhân, Kiều Hoa, cả gia đình Bà là thành viên của đoàn. Sau năm 1975, đoàn đổi tên thành Sông Bé 3, rồi Tiếng hát Kiều Hoa cho đến năm 1994 thì ngưng hoạt động hắn, có lẽ vì cái nghiệp làm bầu, cả thời vàng son của mình, Kiều Hoa đã dốc hết sức vun bồi cho Sao Ngàn Phương, Sông Bé 3, Tiếng hát Kiều Hoa... Bà đã tạo được nhà cửa khang trang, xe hơi và sự tôn trọng của đồng nghiệp, sự yêu mến của khán giả khắp mọi miền đất nước. Nhưng theo quy luật khắc nghiệt của vòng đời, lúc thịnh lúc suy, bao nhiêu của cải, tài sản có được, Bà đã đầu tư vào đoàn hát trong những năm khó khăn sau này, đã làm cho Bà trắng tay.
Chỉ sau năm 1975, giọng ca của Kiều Hoa mới được xuất hiện thường xuyên trên sóng phát thanh, băng dĩa. Bà rất nổi tiếng với bài ca Lan Trắng của tác giả Thanh Hiền. Nhiều nữ nghệ sĩ nổi tiếng đã từng hát bài này, duy chỉ có Kiều Hoa hát hay nhất. Khoảng thập niên 90, là thời kỳ cực thịnh cửa hãng băng dĩa nhạc ,cũng chính là thời điểm mà Kiều Hoa được mời thu nhiều vai chánh nhất trong suốt quá trình đi hát của mình. Những vở tuồng: Độc thủ Đại Hiệp, Lời thề trước miễu, Phấn hương đoạt nhãn…
Kiều Hoa là một trong những nghệ sĩ ở tỉnh duy nhất đoạt giải AI toàn quốc (Huy chương vàng) năm 1983, cùng với các tài danh sân khấu đương thời như Minh Vương, Lệ Thủy. Sau khi cho đoàn Tiếng hát Kiều Hoa ngưng hoạt động năm 1994, Bà về cộng tác với đoàn Văn Công Thành Phố, hát chung với Minh Phụng, xuất sắc nhất trong vai ngưòi vợ giả trai trong vở Chiếc bóng và nỗi oan tình. Sau đó một thời gian, Bà từ giã hắn sân khấu chuyên nghiệp mở quán ca tài tử, lúc đầu làm ăn khá, về sau lỗ lã. Điều rất đáng quý ở Kiều Hoa, lúc huy hoàng hay lúc thất cơ lỡ vận vẫn giữ được sự gần gũi với bạn bè đồng nghiệp, nhất là với các lớp nghệ sĩ đàn em, họ rất yêu quý một đàn chị tài năng mà giản dị.
Sau thời gian dài trị bệnh, Lúc 7h30 ngày 31 tháng l năm 2008, tức ngày 24 tháng chạp năm Đinh Hợi, còn đúng một tuần nữa là tới Tết Mậu Tý Bà từ trần bởi căn bệnh ung thư gan di căn quái ác. được an tháng tại Nghĩa trang chùa Nghệ sĩ, hưởng thọ 58 tuổi.