Menu Sliding loi bai hat Search

Video Trung Quốc ‘có thể cùng tác chiến ở biển Đông và Hoa Đông’

Ca sỹ: VOA Tiếng Việt

12,690 Lượt xem

Mô Tả

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Một cổng thông tin của Trung Quốc mới đây dẫn lời quan chức quân sự cấp cao nói rằng quân đội nước này có khả năng đồng thời tham chiến trên cả hai vùng biển hiện đang trong vòng tranh chấp với nhiều nước như Việt Nam và Nhật Bản.


Chuẩn đô đốc Duẫn Trác được trang China.org.cn nói rằng khả năng đó của không quân nước này được thể hiện rõ qua cuộc tập trận thường lệ ở tây Thái Bình Dương hôm 25/11, với các chuyến bay đồng thời giữa eo biển Bashi giữa Đài Loan và Philippines ở biển Đông, cũng như eo biển Miyako ở biển Hoa Đông.


Vị chuẩn đô đốc được trích lời nói rằng “bay qua hai eo biển cùng một lúc thực sự là một thách thức lớn đối với không quân Trung Quốc”.


Tuy nhiên, theo ông Duẫn, “kể cả khi chiến tranh bùng ra đồng thời ở biển Đông và biển Hoa Đông, không quân nước này vẫn có khả năng tham chiến”.


Trong khi đó, phát ngôn viên của không quân Trung Quốc hôm 26/11 nói rằng lực lượng này sẽ duy trì cũng như nâng cao “khả năng chiến lược theo quyền lợi quốc gia của Trung Quốc”.


Trước những động thái căng thẳng trên biển Đông, theo Số liệu của Viện Nghiên cứu Hoà bình Quốc tế (SIPRI) ở Stockholm, Thụy Điển, Việt Nam thời gian qua đã tậu máy bay chiến đấu thế hệ mới, tên lửa đất đối không, radar phòng không, tàu ngầm, ngư lôi…


Theo SIPRI, 43 trong số 50 tên lửa klub chống tàu Việt Nam đặt mua của Nga đã được bàn giao từ năm 2013 tới năm 2015. Các phi đạn này được trang bị cho các tàu hộ vệ Gepard và tàu hộ tống Tarantul mà Hà Nội cũng mua của Moscow.


Ngoài ra, Việt Nam cũng đặt mua và đã được Nga giao 3 hệ thống tên lửa đất đối không Pechora. Việt Nam cũng đã “tậu” 400 quả tên lửa phòng không của Nga và đã được bàn giao.


Ông Trần Bang, một cựu chiến binh ở Sài Gòn, nói với VOA Việt Ngữ rằng việc gia tăng chi tiêu quân sự cho thấy “Việt Nam đã ý thức được mối đe dọa ngoại xâm”.


Ông nói thêm:


“Việc tăng cường tiềm lực quốc phòng là cần thiết để phòng vệ. Mối đe dọa đó thì chắc chắn ai cũng biết rồi. Việc trực tiếp gây hấn những năm gần đây rõ ràng chỉ có Trung Quốc. Việc chi tiêu quốc phòng, đứng cạnh một nước lớn, lúc nào cũng đến tôn tạo biển đảo, xây sân bay, đưa tên lửa, đưa pháo ra Hoàng Sa, Trường Sa, gần như là áp sát, đe dọa đến an ninh quốc phòng của Việt Nam thì Việt Nam phải tăng cường quốc phòng là đúng”.


Hồi tháng Tám, Việt Nam kêu gọi “không đe dọa sử dụng vũ lực”, sau khi Bộ trưởng Quốc phòng Trung Quốc kêu gọi nhân dân chuẩn bị cho “chiến tranh trên biển”.


Cơ quan Sáng kiến Minh bạch Hàng hải Á châu thuộc một viện nghiên cứu của Mỹ ở thủ đô Washington mới đây đã công bố các hình ảnh vệ tinh cho thấy Việt Nam đã mở rộng đường băng ở quần đảo Trường Sa.


Trung Quốc sau đó đã phản đối hành động này, dù Hà Nội chưa lên tiếng xác nhận hay bác bỏ thông tin trên.

Video cùng người đăng