Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Các quốc gia đối đầu với Trung Quốc trong cuộc tranh chấp chủ quyền lãnh hải phớt lờ lệnh cấm đánh bắt cá vô cùng nghiêm ngặt do Bắc Kinh ban hành trong năm nay ở Biển Đông, đặt các đoàn tàu của họ trước nguy bị chặn bắt.
Bắc Kinh tuyên bố lệnh cấm đánh bắt kéo dài 3 tháng bắt đầu từ ngày 1/5, dài hơn 30 ngày so với năm trước, đồng thời hạn chế nhiều phương cách đánh bắt cá. Lệnh cấm áp dụng ở Biển Đông, khu vực trên vĩ tuyến 12 dọc theo phía bắc đường xích đạo. Đài Loan, Việt Nam và Philippines tuyên bố chủ quyền lãnh hải trong khu vực cấm đánh bắt, không đồng tình với lệnh cấm của Trung Quốc.
Việt Nam lên án lệnh cấm, trong khi Philippines, nước đã có các cuộc đàm phán được mô tả là ‘tích cực’ với Trung Quốc về vụ tranh chấp hàng hải hồi tháng trước, giữ im lặng. Đài Loan tuyên bố sẽ giúp bất cứ ngư dân nào bị Trung Quốc bắt giữ.
Trong nhiều năm qua, Bắc Kinh đã thi hành các biện pháp hạn chế đánh bắt hải sản theo mùa trên Biển Đông, lần đầu tiên tuyên bố lệnh cấm vào năm 1995 bằng cách chặn bắt các tàu đánh cá nước ngoài.
Hội đồng các vấn đề Đại lục của Đài Loan nói Trung Quốc sẽ "kiểm tra" các tàu thuyền mà họ cho là bất hợp pháp và bắt giữ bất cứ ai không có giấy phép, tên tàu hoặc cảng đăng ký.
Các chuyên gia nói các nước bất bình với các vụ giữ tàu có thể kiện ra Tòa Trọng tài quốc tế, ít nhất để đòi trả lại tàu.
Mặc dù đã tăng cường đối thoại với Bắc Kinh trong suốt một năm, Việt Nam vẫn cảm thấy bất bình với Trung Quốc về các tranh chấp chủ quyền lịch sử. Hồi tháng 3, Việt Nam tuyên bố sẽ điều tàu ra bảo vệ các tàu đánh cá, chống lại việc thi hành lệnh cấm.
Một báo cáo của tạp chí National Geographic hồi năm ngoái nói sản lượng đánh bắt cá hàng năm ở Biển Đông lên tới 16,6 triệu tấn cá.