Nghệ sĩ Tấn Tài tên là Lê Tấn Tài sinh 1940 tại xã Vĩnh Trạch, huyện Núi Sập, tỉnh Long Xuyên. Cha là ông Lê Thành Tâm, Mẹ là bà Nguyễn Thị Đang, buôn bán. Gia đình không có ai theo nghiệp hát.
Tấn Tài đậu Trung Học đệ nhất cấp ở Long Xuyên, ông làm thầy giáo ở trường Thoại Ngọc Hầu, tỉnh An Giang. ông đi học ca cổ nhạc với hai nhạc sĩ ở địa phương là Hai Tỉnh và Út Thôi.
Năm 1959, đoàn cải lương Bướm Vàng của ông Bầu Văn Thà đến xã Vĩnh Trạch hát, theo lệ hát vọng cổ ngoài màn, đoàn hát đã mời Ban ca nhạc tài tử của xã tham dự. Tấn Tài lên ca, Tấn Tài được khán giả đánh gíá là hay hơn anh kép chánh của đoàn hát. Bầu Văn Thà thấy Tấn Tài có giọng ca hay, được khán giả ái mộ nên ông bảo con gái là cô đào Thanh Lệ quyến rũ Tấn Tài. Ông muốn Tấn Tài trở thành kép chánh và làm rể của ông để phát triển đoàn hát.
khi đoàn Bướm Vàng hát ở Chợ Bà – Cái Vồn, mẹ anh đến đoàn hát bắt về, nhưng Tấn Tài thề quyết theo nghiệp cầm ca, nếu không thành danh, quyết không trở về quê hương xứ sở.
Cha mẹ của Tấn Tài đành chìu theo con nhưng chỉ sáu tháng sau, đoàn hát Bướm Vàng tan rã, cô đào Thanh Lệ bỏ đi đâu mất. Tấn Tài không dám trở về quê, anh tá túc nơi nhà của một người ái mộ ở Mươn Điều, Cao Lãnh, làm rẫy sống qua ngày. Thời gian này Tấn Tài đi hát ở các xã lân cận, nhiều cô gái mê giọng ca của ông, nhưng Tấn Tài chỉ đáp lại mối tình của cô Năm Đủ, giáo viên trường Tiểu học xã Mỹ Hiệp.
Không ngờ là ông Xã Trưởng Mỹ Hiệp muốn cưới cô Năm Đủ nhưng cô không ưng thuận . Nên Ông chụp mũ Tấn Tài là Cộng Sản nằm vùng, ông đem lính tới bao vây rạp hát tìm bắt Tấn Tài. Đêm đó, sợ quá, anh trốn qua Sadec
Đoàn cải lương Hữu Tâm của ông Bầu Ba Khuê hát tại rạp Sadec, Tấn Tài đến xin gia nhập, soạn giả Tứ Lang sau khi nghe thử giọng bèn dẫn Tấn Tài đi gia nhập gánh hát Tân Hương Hoa của Bầu Sinh vì có tương lai hơn . Tấn Tài gia nhập đoàn Tân Hương Hoa, gặp dịp kép chánh Hoàng Sương nghĩ đoàn để qua hát cho đoàn Thúy Nga, Bầu Sinh liền giao Tấn Tài cho kép Nam Hùng huấn luyện cấp tốc để thế vai của Hoàng Sương,nhờ có giọng ca lạ, hấp dẫn Bầu Sinh nâng lên thành kép chánh của đoàn ông hát hai năm cho đoàn Tân Hương Hoa
Cô Năm Đủ là người vợ đầu tiên và có được một đứa con gái tên là Lê Thị Thanh Hà, là chủ một garage sửa xe hơi ở Phú Thọ.
Năm 1961, ông Bầu Thành đoàn Song Kiều ký với Tấn Tài một contract 100.000 đồng để anh về hát cho đoàn Song Kiều. Tấn Tài thối lại cho bầu Sinh Tân Hương Hoa 60.000 đồng vì hát chưa hết thời hạn contrat.
Năm 1962, Tấn Tài cộng tác với đoàn hát Thủ Đô của ông bầu Ba Bản, được nghệ sĩ Ba Vân hướng dẩn, Tấn Tài thành công trong vai Điệp Nhứt Lang trong tuồng Cát Dung Phương Tử của soạn giả Thiếu Linh, anh đoạt huy chương vàng giải Thanh Tâm năm 1963
Năm 1964, Tấn Tài về hát Dạ Lý Hương của Bầu Xuân với Bạch Tuyết
Tấn Tài thu cho nhiều hãng dĩa : Việt Nam , Asia, Continental , Việt Hải … các bài vọng cổ được khách mộ điệu ưa thích và Tấn Tài nổi danh "Hoàng Đế dĩa nhựa".
Năm 1966 đến năm 1969, Tấn Tài là diễn viên chánh đoàn Kim Chung 5, hát chung với Mỹ Châu, rồi Lệ Thủy
Năm 1968, ông theo đoàn Kim Chung 5 lưu diễn miền Trung, hát ở đảo Lý Sơn (cù lao Ré, Quảng Ngãi) thì cô Năm Đủ mất. ba tháng sau khi Kim Chung 5 về tới Nha Trang thì Tấn Tài mới biết tin
Năm 1969, ông lập gánh hát mang bảng hiệu Tân Thủ Đô – Tấn Tài, anh cưới người vợ thứ hai là nữ nghệ sĩ đệ nhất đào lẵng Như Ngọc, có hai con trai là Lê Tấn Danh ông tức Tấn Beo và Lê Tấn Phúc tức Tấn Bo.
Sau năm 1975, ông giao gánh hát lại cho tỉnh Hậu Giang, ông mở quán cổ nhạc, rồi đi hát cho đoàn hát Sông Hậu ...
Nữ nghệ sĩ Như Ngọc mất năm 2002 vì tai biến mạch máu nảo. Tấn Beo và Tấn Bo sau này trở thành danh hài nổi tiếng.
Ông mất ngày 27 tháng 1 năm 2011 vì nhiễm trùng đường ống mật. hưởng dương 71 tuổi , Ông và vợ là Ns Như Ngọc được an táng tại nghĩa trang Chùa nghệ sĩ.