Menu Sliding loi bai hat Search

Video ‘Nhà’ của người chết, người sống

Ca sỹ: VOA Tiếng Việt

78,183 Lượt xem

Mô Tả

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Sống cái nhà, thác cái mồ, đó là triết lý ngàn đời nay của người Việt. Nhưng không phải ai cũng sống là có được cái nhà và thác xuống là có được nấm mồ. Có cái nhà hay không tùy thuộc vào giàu nghèo, nhà to hay nhỏ tùy thuộc vào quyền lực. Thác có mồ hay không cũng vậy, nhà quyền thế thì mồ xây năm, bảy tỉ, nhà nghèo miếng chiếu đắp thân còn không có. Miệt Tây Nam Bộ, nơi những lưu dân Việt thuở xa xưa đi mở cõi, suốt mấy trăm năm nay, chuyện cái nhà và nấm mồ vẫn là câu chuyện ray rứt khôn nguôi… Đời sống phiêu linh, bất định, đôi khi giữa người sống và người chết cùng có chung mối cảm hoài về mảnh đất cắm dùi.


Bà Huỳnh Thị Mùi, cư dân huyện Ngọc Hiển, tỉnh Cà Mau, chia sẻ với VOA: “Hồi xưa xuống đây ở, ông bà cha mẹ chết mình không có đất chôn nên chôn ở đây luôn. Hồi xưa làm cũng đơn sơ, rồi sau này con cháu xúm xít lại sửa.”


Ông Nguyễn Văn Hùng, cư dân huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, chia sẻ với VOA: “Mình chôn ông bà mình, giờ đất ai nấy chôn chứ ở đây đâu có nghĩa trang, mình là dân mà.”


Mua một miếng đất ở nơi cao ráo để an táng người thân là chuyện bất khả thể đối với người nghèo bởi giá đất quá cao và điều kiện kinh tế của người dân nơi đây luôn ở trạng thái làm buổi sáng đong gạo buổi tối. Chọn một điểm trong vườn nhà, nơi khô ráo, thanh tịnh để chôn người thân là lựa chọn tối ưu của một vùng đất nghèo khổ, trải qua nhiều đời vật vờ thân phận lưu dân và chưa có gì là ổn định mặc dù đang sống trong thế kỉ 21 này. Kinh tế ngày càng khó khăn bởi các nhánh sông trở nên thiếu vắng tôm cá, thiếu phù sa, kinh tế ngày càng thêm eo hẹp. Khô hạn vào mùa nắng và nhão nhoét vào mùa mưa, việc chôn cất vào mùa mưa trên nền đất đầm lầy hết sức khó khăn.


Bà Kim Thị Lén, cư dân huyện Năm Căn, tỉnh Cà Mau, chia sẻ với VOA: “Trước kia ông bà cha mẹ chết thì chôn gần. Những người ở lâu thì lấy cát mang về chôn ngay nhà mình luôn, giờ trong vườn có 3 cái mộ đó.”


Cha mẹ lúc sống vốn dĩ thiếu thốn bởi con cái khó khăn, khi thác xuống, con cái an táng trong vườn nhà để nhang khói, có miếng ngon thì mang ra cúng kính như là một lời yên ủi, một sự báo hiếu dài lâu. Và mỗi dịp thanh minh, tảo mộ, con cái lại vun vén, sơn phết, nhang khói và tâm sự với cha mẹ như một mối giao cảm vĩnh hằng nơi đất quạnh cắm dùi.


Nơi mùa mưa thành bãi sình, mùa nắng khô nứt chân chim, nơi những lưu dân thời nhà Nguyễn suốt nhiều thế hệ, nấm mộ ông bà, cha mẹ cứ đau đáu nhìn vào sự nghèo khổ của con cháu, biết đến bao giờ đời sống cư dân nơi đây thôi xót xa!

Video cùng người đăng