Menu Sliding loi bai hat Search

Video Thủ tướng Việt Nam thừa nhận nợ công vượt trần

Ca sỹ: VOA Tiếng Việt

22,725 Lượt xem

Mô Tả

Tin tức: http://www.facebook.com/VOATiengViet, http://www.youtube.com/VOATiengVietVideo, http://www.voatiengviet.com. Nếu không vào được VOA, xin các bạn hãy vào http://vn3000.com để vượt tường lửa. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thừa nhận nợ công của chính phủ Việt Nam đã vượt trần và cảnh báo về nguy cơ sụp đổ nền tài khóa quốc gia nếu tình trạng này không được chấm dứt.


Tại một hội nghị tổng kết ngành tài chính được tổ chức tại Hà Nội hôm 6/1, thủ tướng được các báo trong nước trích lời cho biết tỷ lệ nợ công tăng rất nhanh, trung bình gấp 3 lần tốc độ tăng trưởng GDP trong 5 năm qua.


Theo ghi nhận của truyền thông trong nước, bộ tài chính ước tính nợ công của Việt Nam chiếm 64.73% GDP vào cuối năm ngoái – gần chạm ngưỡng cho phép 65%.


Mặc dù Thứ trưởng Bộ Tài chính Huỳnh Quang Hải, theo VietNamFinance trích lời nói tại hội nghị này rằng nợ công “được quản lý, kiểm soát chặt chẽ, đảm bảo trong giới hạn cho phép” nhưng Thủ tướng Phúc lại thừa nhận rằng “nợ công theo báo cáo sát trần nhưng nếu tính đầy đủ thì vượt trần cho phép.”


Việc thừa nhận này của Thủ tướng Phúc được nhiều người hoanh nghênh trong đó có chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan.


"Tôi nghĩ cảnh báo của thủ tướng là đúng và thủ tướng nói thẳng ngay như vậy là điều rất tốt bởi vì lâu nay khi các cơ quan báo cáo đưa ra con số một cách chính thức về nợ công thường vẫn tính chưa hết và vẫn ngần ngại khi mà thừa nhận thực tế là nợ công của Việt Nam đã đến trần Quốc hội cho phép. Thậm chí thủ tướng nói thẳng là đã vượt trần nếu tính đủ. Tôi nghĩ thông điệp của Thủ tướng càng tốt vì những người làm việc ở Việt Nam nhất là trong hệ thống nhà nước cần phải hiểu rõ là nợ công trên thực tế đã vượt trần rồi."


Bà Lan, người từng là phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam, cho biết “tính theo nhiều cách khác nhau, nhất là của các chuyên gia tính theo chuẩn quốc tế thì cho thấy nợ công ở Việt Nam đã lên rất cao.”


Theo Ngân hàng Thế Giới dự báo, mức nợ công của Việt Nam sẽ sát trần 65% GDP và sẽ không vượt trần trong năm 2016. Nhiều chuyên gia đã cảnh báo về nguy cơ vượt trần của nợ công ở Việt Nam và Thủ tướng Phúc đã thừa nhận về những cảnh báo này hôm 5/1 và nói “nếu không chấm dứt tình trạng này, sự sụp đổ nền tài khóa quốc gia không thể tránh khỏi.”


Kinh tế gia Phạm Chi Lan nói cảnh báo của thủ tướng có lẽ sẽ thức tỉnh mọi người.


"Thủ tướng cũng cảnh báo về tỷ lệ tốc độ tăng của nợ công quá nhanh trong thời gian vừa qua – những năm vừa qua mà tăng tới hơn 18% năm, tăng tới gấp 3 lần thu ngân sách thì điều đó thực sự là điều hết sức cần quan tâm. Mặc dù đã biết là nợ công tăng nhanh trong những năm vừa qua hoặc nó sát với trần nhưng mà người ta vẫn chưa thực sự quan tâm hoặc kiểm soát được để giảm tốc độ tăng của nợ công xuống mà vẫn để tốc độ tăng trung bình của nợ công rất cao. Điều đó thể hiện sự quan tâm hay trách nhiệm chưa đầy đủ của các cơ quan nhà nước liên quan đến chi tiêu hoặc đầu tư của ngân sách."


Theo Ngân hàng Thế Giới, nguyên nhân chính của sự tăng nhanh chóng trong nợ công Việt Nam là thâm hụt tài khóa. Kinh tế gia trưởng tại Việt Nam của Ngân hàng Thế Giới, ông Sebastian Eckardt nói qua phần ghi nhận của Thời báo Tài Chính rằng để kiểm soát được nợ công cần đảm bảo thâm hụt ngân sách được kiềm chế.


Theo bà Lan, “khác với các nước khác có tỷ lệ nợ công cao thì nợ công ở Việt Nam dường như rất khó kiểm soát được và thể hiện được tốt tính hiệu quả của việc sử dụng tiền công.”


"Nhật Bản chẳng hạn cũng có nợ công cao nhưng nợ của Nhật Bản thường được coi là không đáng lo ngại ở chỗ là họ cẩn trọng trong sử dụng chi tiêu đầu tư công và các chi tiêu đầu tư công của họ đảm bảo được hiệu quả tốt, đảm bảo được tính minh bạch về khả năng giám sát của những người làm trong chính phủ, trong quốc hội cũng như người dân cho nên nó đỡ đáng lo ngại hơn nhiều. Trong khi Việt Nam thì hiệu quả đầu tư hiệu quả chi tiêu công thấp. Điều đó đã được thừa nhận rất rộng rãi ở Việt Nam từ nhiều năm nay, đặc biệt là những năm gần đây."


Nợ công của Nhật Bản hiện vượt trần hơn 200% và nợ công của Mỹ cũng cao hơn 120% so với GDP của nước này nhưng theo bà Lan Việt Nam đang không thể để nợ công cao như vậy vì tình trạng “lợi ích nhóm, thân hữu, dùng tiền công như tiền chùa” vẫn diễn ra và làm cho tình trạng nợ công thêm bức xúc hơn.


Để kiềm chế sự tăng cao của nợ công, kinh tế gia này nói “Việt Nam cần phải cải cách mạnh khu vực công, giảm bớt vai trò của khu vực công trong đầu tư và nhà nước phải thu hẹp lại vai trò đầu tư của mình, nhường sân cho khu vực tư nhân để cho xã hội làm nhiều hơn.” Theo bà Lan, các chuyên gia đang thúc đẩy một cải cách thể chế toàn diện và bà hy vọng sẽ có một cuộc “đổi mới” thứ 2.


"Nếu thực hiện được sớm chừng nào cuộc đổi mới lần thứ 2 đó thì nó sẽ giảm chừng ấy nguy cơ của những khó khăn gay gắt hơn nữa và tình trạng nợ công tăng cao có thể gây ra cho Việt Nam."

Video cùng người đăng