Nghệ sĩ Anh Thư tên thật là Ma Thị Thu Huệ, sinh năm 1936 tại Quảng Bình. Bà sanh trong gia đình nửa nho nửa tây, Thời con gái, Bà là nữ sinh hoa khôi của một trường Pháp, Bà tham gia nghệ thuật từ năm 1953 (lúc đang học tương đương lớp 10 bây giờ), Bà tham gia trong Ban Vũ của Đoàn Văn Nghệ do nhạc sĩ Hoàng Thi Thơ, thường diễn tại vũ trường Maxim.
sau đó Bà được gả cho người có danh phận và giàu có tuy hơi lớn tuổi, Bà được cuộc sống hạnh phúc. Nhưng niềm đam mê nghệ thuật trong Bà quá lớn, Bà tập ca hát rồi diển kịch, giọng Bà chua ngoa nên được giao toàn vai ác vai lẳng, Bà say mê lăn lộn với nghề mới và bận rộn với những chuyến lưu diễn xa nhà, dẩn đến mâu thuẩn trong gia đình và hai Vợ Chồng chia tay.
Bà đẹp, diễn giỏi và dần nổi tiếng.. nhưng có lẻ tiền lương không đủ nuôi sống bà mệnh phụ ngày nào quen sống phong lưu.
Bà tham gia diển ở các ban kịch Thẩm Thúy Hằng, Dân Nam, Đen Trắng... và Bà đoạt huy chương vàng nữ diển viên xuất sắc nhất, do báo Lẻ Sống bình chọn, khi đang cộng tác với ban kịch Dân Nam của Anh Lân, diễn bên cạnh Túy Hoa, Túy Phượng, Phi Bằng, Hoàng Cầm...
Sau 1975, Bà về cộng tác với đoàn kịch nói Kim Cương và nổi trội trong vai : Cô Ba “la sát” trong Lá sầu riêng, má Sinh trong Dưới 2 màu áo ...
Khoảng thời gian nầy, Bà yêu một nhân viên hậu đài của Đoàn, tên Nguyễn Như Quý. Năm ấy, Bà 41 tuổi và anh Quý 23 tuổi. Để được yêu nhau, hai người phải vượt qua rào cản của gia đình, vượt qua dư luận của xã hội, vượt qua cả sự đàm tiếu của đồng nghiệp lẫn khán giả. Cuối cùng, họ đã chiến thắng.
Đời sống vợ chồng ổn định một thời gian. Bỗng dưng cả hai đều bị cho nghỉ việc, với lý do: tình nghi vượt biên.
Sở Văn Hoá Thông Tin Thành Phố không cho phép các Đoàn hát khác nhận vợ chồng Bà, với sự bế tắc về sinh kế. Cùn đường, Anh Thư đành đánh nước liều, dọa sẽ ngồi ăn xin trước Sở.
Xúc động trước tình cảnh của hai vợ chồng Bà, Thẩm Thúy Hằng lên vận động với Sở Văn Hoá Thông Tin Thành Phố, xin chịu trách nhiệm và tạo điều kiện cho vợ chồng gia nhập đoàn kịch của mình. và hai vợ chồng được nhận vào Đoàn kịch nói Bông Hồng.
Khi hai đoàn kịch trên không còn, bà sang tham gia điện ảnh với những vai trong các phim: Sương gió biên thùy, Hải Nguyệt, Hẻm sâu, Vết thương ngày cũ, Lục Vân Tiên...
Thời trẻ, Anh Thư làm người xem ghét cay ghét đắng với những vai đào độc với nét diễn chua ngoa, lườm nguýt, đãi giọng, hung dữ mà sau này đã được nhiều thế hệ diễn viên sao chép khi diễn vai độc, lẳng.và khi về già, bà lại lấy nước mắt người xem với những vai bà mẹ già. Bà bảo bà dễ khóc khi nhập vai người mẹ, vì mỗi lần như vậy bà nhớ đến hai đứa con. Có hơn 20 năm khi người chồng cũ và hai con định cư ở nước ngoài, tin tức thất lạc, bà sống với nỗi thương nhớ hai con xa mẹ lúc còn bé. Những năm tháng này, sân khấu và phim ảnh là nguồn vui lẫn nguồn sống của bà.
Năm 2000 Bà bị bệnh đau khớp, cộng thêm bệnh tim. Bệnh tình kéo dài, đi đứng khó khăn, không thể tiếp tục hoạt động nghệ thuật. Bà phải bán căn nhà nhỏ trong chung cư Bùi Viện, và thuê căn nhà nhỏ ở Quận 7.
Anh Quý không từ bất cứ công việc khó khăn hay vất vả nào, từ lái xe ôm, đến làm thợ hồ, thợ điện nhà v..v... miễn sao có tiền để trang trải chi phí gia đình và chạy chữa, thuốc men cho vợ.
Vì căn bệnh nhồi máu cơ tim, nghệ sĩ Anh Thư đã trút hơi thở cuối cùng lúc 13 giờ 30 ngày 22-11-2009, thọ 74 tuổi. sau đó đưa đi an táng tại Nghĩa trang Hội Thuận Bài tương tế, phường Thới An, quận 12 - TPHCM
Sau sự ra đi của Ns Bảy Nam, Ns Vân Hùng, Bà Năm Sa Đéc, Ns Tuý Hoa, nghệ sĩ Anh Thư là người thứ năm trong số những nghệ sĩ gạo cội đã từng làm nên sự nổi tiếng của vở kịch kinh điển "Lá Sầu Riêng".