Menu Sliding loi bai hat Search

Video Nghệ sĩ Hùng Cường - TĐ cải lương với Bạch Tuyết, Tài Lương (có phụ đề)

Ca sỹ: TÀI DANH SÂN KHẤU

83,297 Lượt xem

Mô Tả

Nghệ sĩ Hùng Cường, tên thật là Trần Kim Cường, sinh 21/12/1936.tại hải phòng,Thân phụ Ông là thủy thủ lái tầu Nam - Bắc, Mẹ Ông sống ở Hải Phòng. Năm 1937, Thân phụ ông rước Gia đình về Bến tre, sau đó về sống ở Sàigòn trong một ngõ hẻm nhỏ Nguyễn Cư Trinh – Phát Diệm. Khi còn là học sinh Trung học Trần Hưng Đạo, ông đã tự sáng tác và biểu diễn những bài hát trong các hội diễn của trường. Khi xong “tú tài”, ông chính thức theo nghiệp ca hát tại các vũ trường Kim Sơn, Baccara…
Năm 1956, Ông cưới Bà Huỳnh Thị Bê (1938) và có 5 con: Quang Bình (ca sĩ), Quang Đại (đạo diễn), Phương Giao (ca sĩ), Phương Huy (ca sĩ), và Phương Uyên (mất).
Những năm 1954-1955, Hùng Cường đã nổi tiếng với các nhạc phẩm: Ông lái đò, Vọng ngày xanh, Sơn nữ ca, Đường xưa lối cũ... dù là ca sĩ tân nhạc nổi tiếng, nhưng Ông rất yêu thích cải lương, nên Ông tự nghiên cứu, học hỏi, và Đoàn cải lương Ngọc Kiều đả đánh liều khi chấp nhận cho ca sĩ Hùng Cường chưa hề hát cải lương đóng vai chính Roméo trong vở “Mộng đẹp đêm trăng”.với giàn diễn viên gạo cội thời đó như Ngọc Đáng, Ngọc Giàu, Hoàng Kinh, Thanh Sang, Kim Nguyên … đã chấp nhận làm “giàn bao” cho Ông, với vóc dáng sáng sân khấu, chất giọng tenor khỏe, lối diễn xuất tự nhiên, Hùng Cường đã thành công vang dội ngay từ vai diễn đầu.Tức thì, chủ đoàn Ngọc Kiều ký tiếp contract với Ông để hát vai chính trong tuồng mới “Tuyết phủ chiều đông” và giọng hát mới toanh Hùng Cường đã tạo nên một sự kiện. Rạp Viễn Trường - Mỹ Tho đầy kín từ chỗ ngồi đến chỗ đứng, bên ngoài còn dư khán giả gần nửa rạp. tiếp theo, đoàn Ngọc Kiều dựng tiếp vở “Màu tím đèn hoa giấy”, khai trương tại rạp hát Nguyễn Văn Hảo năm 1960 ... ”Ngôi sao” cải lương Hùng Cường rực sáng từ đó.
Sau đó, Ông về hát cho đoàn Kim Chung, Dạ Lý Hương. Tên tuổi Ông vượt lên tột đỉnh khi về đoàn Dạ Lý Hương của Bầu Xuân năm 1966, cùng với nghệ sĩ Bạch Tuyết tạo thành một cặp sóng thần sân khấu cải lương.
Đầu năm 1971 Ông và Bạch Tuyết tách ra lập đoàn cải lương Hùng Cường - Bạch Tuyết, với tuồng “Trăng thề vườn Thúy,” “Má hồng phận bạc,” “Cung thương sầu nguyệt hạ.” Được khoảng 1 năm thì đoàn rã.
Những vai diển của ông được người yêu thích như: “Cho trọn cuộc tình” , “Hai nụ cười Xuân”, “Lệnh của ba”, “Má hồng phận bạc”, “Tình chú Thoòng”, “vai tướng cướp Bạch Hải Đường”, “Yêu người điên” ...
Thành công trên sân khấu cải lương Ông vẫn gắn bó với sân khấu ca nhạc cùng Mai Lệ Huyền tạo nên một thể loại nhạc mới lạ lần đầu tiên xuất hiện ở Sài Gòn – nhạc giật, cách gọi lúc đó là nhạc “kích động”, và ông còn là tài tử Điện ảnh .Lúc mới qua lãnh vực điện ảnh, Ông bị những người trong giới dùng từ “kép cải lương” để chê bai. Thế nhưng, sau khi thành công với phim đầu tiên “Chân Trời Tím” thì Ông được nhiều hãng phim mời cộng tác và phim nào có Ông cũng ăn khách. “Chân Trời Tím” chẳng những thành công về tài chánh, mà còn đoạt giải Văn Học Nghệ Thuật năm 1971 và được gởi đi trình chiếu tại Ðại Hội Ðiện Ảnh tổ chức ở Dianard- Anh.
Trong giới tài tử ở Sài Gòn trước 1975, có hai người được cho là giỏi võ nhất, đó là Lý Huỳnh và Hùng Cường. Ông còn là võ sĩ quyền Anh từng thượng đài thi đấu.
Ngày 28/02/1980 Ông rời Việt Nam và cư ngụ California ,Ông tiếp tục tham gia hoạt động ca nhạc và cải lương. Năm 1996, Ông đổ bệnh nặng, do những di chứng của bệnh tiểu đường và qua đời chiều 4:35 - 1/5/1996 tại bệnh viện Fountain Valley, California, thọ 60 tuổi. Theo ước nguyện của ông, người vợ sau cùng và 2 con đã hỏa táng và đưa tro cốt của ông về an táng tại quê nhà ở Bến Tre.
Trước khi đưa tro cốt ông về quê, những người bạn nghệ sĩ của ông đã để tro cốt ông lưu lại tại chùa nghệ sĩ Gò vấp mấy ngày để đồng nghiệp gần xa tới viếng ông lần cuối. Đồng thời họ cũng làm 1 ngôi mộ tượng trưng cho ông trong nghĩa trang chùa.

Video cùng người đăng