Menu Sliding loi bai hat Search

Video Nghệ sĩ Út Hiền - TĐ "Bá Nha , Tử Kỳ" với Ns Minh Phụng

Ca sỹ: TÀI DANH SÂN KHẤU

25,476 Lượt xem

Mô Tả

Nghệ sĩ Út Hiền tên thật là Lê Minh Khánh, sinh 1940 tại Gò Vấp - Gia Định, trong một gia đình nông dân ( lúc đó Gò Vấp còn là vườn ruộng ), ông mồ côi cha sớm, cùng mẹ sống với nghề làm vườn ruộng và buôn bán nhỏ. Ông có làn hơi thiên phú, chất giọng êm dịu, ngọt ngào nên lúc đi học Ông là nòng cốt trong phong trào văn nghệ, Ông ca tân lẫn cổ nhạc, nhiều bạn bè của mẹ cậu khuyến khích Ông học ca Cải lương, Ông tìm đến lò cổ nhạc của nhạc sĩ Út Trong ở gần chùa Phật Ấn, đường Hưng Đạo, Saigon vào những năm 1956 - 1957 .Thầy Út Trong thấy Ông tính tình hiền lành, nói năng nhỏ nhẹ, giọng ca êm dịu, giọng “ Đồng pha Thổ “, cách buông hơi, nhả chữ, ngân nga có phần cảnh hưởng vua Vọng cổ Út Trà Ôn, nên đặt nghệ danh cho Ông là Út Hiền.
Sau một thời gian thầy Út Trong giới thiệu Ông vào gánh Thanh Minh của bầu Thơ. Lúc đó NS Hữu Phước mới rời gánh Thanh Minh về gánh Kim Thoa. và danh ca Út Trà Ôn tách ra lập đoàn hát Kim Thanh – Út Trà Ôn. gánh Thanh Minh chỉ còn NS Năm Nghĩa, Minh Tấn, Út Bạch Lan, Thu Ba là trụ cột, nên bà bầu Thơ thu nhận lực lượng trẻ: Út Hiền, Út Hậu, Quang Nhiều và Mỹ Hiền, Ba Anh kép được ký hợp đồng 20.000 đồng người. Tuy nhiên, các anh kép trẻ chỉ hát những vai nhì trong các vở: Núi Liễu song Bằng , Lửa hờn , Thiên thần trên thiết mã …
Sau suất diễn đầu tiên, báo chí kịch trường nhiệt liệt ngợi khen ba giọng ca trẻ với những lời quảng cáo như: Danh ca trẻ Út Hậu, truyền nhân đích thực của vua vọng cổ Út Trà Ôn. Danh ca Út Hiền, giọng ca êm dịu như nhung như tơ; Quang Nhiều, lối ca với làn hơi sung mãn, nghệ thuật luyến láy tuyệt vời.
Bà bầu Thơ và ông Năm Nghĩa chưa kịp vui mừng thì cả ba nghệ sĩ trẻ thối lại 20.000 tiền contract và bồi thường đúng theo giao kèo là trả thêm cho bà Bầu Thơ mỗi người 20.000 đồng nữa.(Chỉ mới một tháng mà bà Bầu Thơ lời được 60.000), bà không ham nhưng muốn giữ lại các diễn viên đó thì bà phải trả cho Bầu Long, mỗi người 120.000 đồng vì Bầu Long Kim Chung đã ký cho họ mỗi người 60.000 đồng. và Út Hiền về Kim Chung 1 hát kép nhì sau NS Thanh Hải. Út Hậu và Quang Nhiều về hát nhì cho Kim Chung 2.
Tuy là hát kép nhì đứng bên cạnh Thanh hải nhưng ông cũng tạo cảm tình với khán giả trong nhiều vở ở Kim Chung 1 như: Tiếng trống sang canh; Chiếc lá mùa thu, Trăng lên ngoài cửa ngục, Sầu quan ải, Hai chiều ly biệt, Cô gái sông Đà, Nắng chiều trên sông Dịch, Nửa bản tình ca,… NS Út Hiền có vóc dáng khá lý tưởng, gương mặt sáng và phúc hậu, Đặc biệt, Ông có làn hơi , chất giọng trời cho, với kỹ thuật buông hơi nhẹ hàng cho âm giọng vừa buồn - mùi, vừa trữ tình – mướt mát… nhờ kỹ thuật ca ngâm đó mà ông được ông bầu Ba Bản mời thu nhiều dĩa hát và tên tuổi ông nổi lên lúc đó (1962 – 1963 ).
nhưng trên sân khấu Ông chỉ hát vai nhì, thỉnh thoảng mới hát thế vai chánh. Khi ông hết hợp đồng với Kim Chung, ông Ba Bản mời ông về hát cho Thủ Đô, và Út Hiền vẫn hát kép nhì, vì lúc đó Thủ Đô có vua Vọng cổ Út Trà Ôn và vua Tao Đàn Thanh Hải. Ns Ngọc Hương cũng hát đào thương cho Thủ Đô, và Thu An là soạn giả.
Năm 1964 soạn giả Thu An tách ra thành lập gánh Hương Mùa Thu , NS Út Hiền về hát chánh với NS Ngọc Hương và tạo được tên tuổi rực rỡ với những vở của Thu An như: Tiếng nhạc rừng xanh, Ảo ảnh Châu Bích Lệ, Người Anh khác mẹ, Con cò trắng, Gánh cỏ song Hàn, Sài Gòn thác bạc, Tiếng còi sa mạc... lúc đó gánh Hương Mùa Thu thường xuyên lưu diễn miền Trung. nên tên tuổi của Út Hiền hầu như gắn liền với sự mộ điệu của khán giả miền Trung hơn là Sài Gòn thời đó.
Sau năm 1975, Ông về Nhà hát Trần Hữu Trang hát vai Lục Vân Tiên (1980) với NS Phượng Liên. Phong cách diễn của ông vẫn phong độ, nhưng giọng ca không như thời vàng son ở Hương Mùa Thu. do ông thường uống rượu khá nhiều, và hậu quả sau đó là ông bị bệnh ung thư gan, ông qua đời ngày 16.06.1986 tại bệnh viện Nguyễn Trãi, hưỡng dương 47 tuổi và được an táng tại nghĩa Trang Chùa Nghệ sĩ .

Video cùng người đăng