Menu Sliding loi bai hat Search

Video Vua Tao Đàn Thanh Hải - Tân cổ "Hán Đế Biệt Chiêu Quân" với Ns Ngọc Hương

Ca sỹ: TÀI DANH SÂN KHẤU

12,086 Lượt xem

Mô Tả

NS Thanh Hải tên thật là Hồ Văn Xia, ông sinh 1938 trong một gia đình công nhân cao su ở Bến Cát – Bình Dương. Ông là con của Sáu Kỳ, chuyên dạy võ cho thanh niên trong thời kháng chiến chống Pháp. Thời đó, cha ông bị Việt gian chỉ điểm, lính Pháp bắt tra tấn dã man rồi giết, thả xác trôi sông. năm đó Ông 8 tuổi .lớn lên với tấm bằng trung học đệ nhất cấp và giỏi tiếng Pháp, nghệ sĩ Thanh Hải vào làm ở Trại cao su Bến Cát , vốn say mê Cải lương từ nhỏ và rất thần tượng giọng Đệ nhất danh ca Út Trà Ôn, đả thôi thúc ông tạm biệt rừng cao su quê nhà,khi đó ông đã ngoài hai mươi tuổi, dù chưa từng được học nghề ca diễn Cải lương ngày nào ông tìm gặp được soạn giả Điền Long (đồng hương) và được Diền Long giới thiệu ông vào gánh Hữu Chí (lúc 24 tuổi). Ông làm những công việc lặt vặt ở gánh để được học nghề, ông học lóm hàng đêm, đứng bên cánh gà sân khấu xem những nghệ sĩ đi trước ca diễn. Với sự thông minh và nhạy bén, chưa đầy nữa năm thì Thanh Hải đã biết được khá nhiều về kỹ thuật ca ngâm, nhịp nhàng, hơi điệu, cách biểu đạt vai diễn… Khi sang gánh Ánh Sáng, Thanh Hải may mắn gặp được soạn giả Công Quận, bằng cặp mắt nhà nghề, soạn giả Công Quận phán đoán: Thanh Hải sẽ sớm trở thành kép chánh nổi tiếng. Soạn giả Công Quận viết cho Thanh Hải một vai chính trong vở “TRăng nước Hà Tiên”, đây cũng là vai chánh đầu đời và thành công cuả ông, sau đó Soạn giả Công Quận viết tiếp vở “Đường lên núi Tây Ninh” và “Chiếc lá vàng” .tên tuổi Thanh Hải bắt đầu gây tiếng vang ở khu vực miền Đông Nam bộ lúc bấy giờ (26 tuổi). do sự thành công của NS Thanh Hải bầu Năm Tập quyết định đưa gánh về Sài Gòn để thử sức tranh tài với một số đại bang.
Khi về Sài Gòn tiếng lành đồn xa khán giả kéo nhau xem giọng ca thượng thặng của kép Thanh Hải ,dù chỉ vào nghề từ (1961-1963) Thanh Hải đả là tầm ngắm của các ông bầu đại bang, ông lần lượt qua các đại bang Cải lương nổi tiếng (1962-1968): Thủ Đô, Kim Chưởng, Kim Chung… với những vỡ vang bóng một thời của Thanh Hải như Tiếng trống sang canh, Chiếc lá mùa thu ,Trăng lên ngoài cửa ngục , Sầu quan ải , Hai chiều ly biệt , Cô gái sông Đà , Thuyền ra cửa biển , Nắng chiều trên sông Dịch , Nửa bản tình ca...
Ngoài ra Thanh Hải còn nổi tiếng trên làng đĩa nhựa, ước tính con số chỉ đứng sau “Hoàng đế đĩa nhựa Tấn Tài”. Từ (1962-1968), NS Thanh Hải thu hơn 100 vở và vài trăm bài tân cổ. các bài Vọng cổ tiêu biểu như Tống tửu Ô hắc Lợi, Hằng Nga Hậu Nghệ, Triệu Tử Long đoạt ấu chúa , Hán Đế biệt Chiêu Quân ,Tần Quỳnh khóc bạn, Tiếng chuông thức tỉnh, Nắng chiều trên sông Dịch, Chén cơm cúng mẹ, Gánh bưởi Biên Hòa, Khói tàu lướt sóng…
Năm 1967 Thanh Hải và Ngọc Giàu được chọn diễn viên xuất sắc giải Thanh Tâm. Ngoài giải này Thanh Hải còn được xem là nghệ sĩ Cải lương miền Nam có được nhiều biệt danh nhất do báo giới Sài Gòn và khán giả phong tặng: “Vua Tao Đàn”, “Anh hùng lưu diễn” và “Kép triệu phú” đầu tiên của Cải lương Việt Nam…Thanh Hải lúc này được xem như là một hiện tượng mới của Cải lương vào giữa thập niên 60 của thế kỷ 20; đặc biệt là sự sáng tạo của ông ứng dụng cách ngâm Tao Đàn vào Cải lương,
Sau khi hết hợp đồng ở Kim Chung, Thanh Hải cùng NS Văn Hường lập gánh hát riêng nhưng thất bại vì tình hình chiến sự. Thanh Hải về cộng tác cho Công ty Thái Dương (của bà bầu Tiêu Thị Mai) cho đến ngày 30/4. Sau năm 1975, ngoài cộng tác cho một số đoàn tỉnh, sau đó NS Thanh Hải về trụ lại ở Đoàn Văn Công TP. HCM cho đến ngày giải nghệ (khoảng năm 1982 – 1984), và giai đoạn này NS Thanh Hải không để lại vai nào đáng kể nữa, dường như ông đã kết thúc một kiếp “con tằm”…
lúc 12 giờ 30 ngày 16-9-2014, Ông đã trút hơi thở cuối cùng tại nhà riêng, do bệnh già. Ông hưởng thọ 81 tuổi.

Video cùng người đăng