Menu Sliding loi bai hat Search

Video DUY KHÁNH, GIANG TỬ - TUYỆT PHẨM NHẠC VÀNG, NHẠC LÍNH XƯA HAY NHẤT SỰ NGHIỆP HAI DANH CA

Ca sỹ: Kênh nhạc vàng xưa

37,113 Lượt xem

Mô Tả

Duy Khánh tên thật Nguyễn Văn Diệp, còn có nghệ danh Tăng Hồng, Hoàng Thanh. Ông là một ca nhạc sĩ Việt Nam nổi tiếng từ thập niên 1960. Năm 1952, với ca khúc "Trăng thanh bình" nhạc sĩ Duy Khánh đoạt giải nhất cuộc thi tuyển lựa ca sĩ của đài Pháp Á tại Huế . Sau đó ông chuyển vào Sài Gòn để theo đuổi nghề ca hát, bắt đầu ghi âm đĩa nhựa và đi diễn khắp nơi, dần nổi tiếng với nghệ danh Hoàng Thanh. Khi mới bước vào sân khấu âm nhạc, Duy Khánh thường trình bày những ca khúc của nhạc sĩ Phạm Duy như: quê nghèo, vợ chồng quê, về miền trung, Ngày trở về. Sau một thời gian quen dần với sân khấu và sự chuyện nghiệp trong giọng hát , Duy Khánh đã thể hiện thành công hai ca khúc như: Kẻ ở miền xa, Xuân này con không về của nhạc sỹ Nhật ngân. Hai ca khúc này đã khẳng định được tên tuổi của Duy Khánh trong thị trường âm nhạc thời bấy giờ. Sau này, Duy Khánh còn thể hiện thành công một số nhạc phẩm khác, nhưng đặc biệt nhất là nhạc phẩm "Từ tiếng hát tiếp nối" của tác giả Trầm Tử Thiêng.


Duy Khánh còn tham gia sáng tác các nhạc phẩm, ông đã viết một số nhạc phẩm về xứ Huế và đã được khán giả rất yêu thích như: Ai ra xứ Huế, Mưa trên phố huế, Sầu cố đô...Những sáng tác về Huế của Duy Khánh đã lột tả được sự dịu dàng, thơ mộng của xứ Huế, giai điệu thì nhẹ nhàng dễ đi vào lòng người.
Giang Tử tên thật Nguyễn Văn Giang, sinh năm 1944 tại Hải Phòng. Ba mẹ anh làm thương gia có tất cả tám người con, anh là con cả nên ba mẹ anh rất tin tưởng con trai sẽ làm nên chuyện. Thế nhưng, cậu cả suốt ngày cứ xin tiền mẹ qua nhà bạn đóng “cơm tháng” để được ở chung nhà với bạn. Hai ba tháng lại về nhà một lần, rồi xin tiền mẹ đi đóng để ở nhà bạn khác. Năm 12 tuổi, trò Giang “giang hồ lãng tử” được cha cho theo nhạc sĩ Y Vân học hát, bạn bè đặt tên Giang Tử làm nghệ danh. Anh kể: “Nhạc sĩ Y Vân rất thương tôi. Ông dạy và uốn nắn tôi từng chút. Kỷ niệm về ông rất nhiều, nhưng vui nhất là nghe ông nói chuyện tiếu lâm. Có lẽ vì cái chất phóng khoáng, dễ gần gũi mà sáng tác của ông rất lạc quan. Người ca sĩ đàn anh giúp đỡ tôi rất nhiều và chỉ dạy tôi tận tình đó là anh Duy Trác. Tôi mang ơn hai người này trong sự nghiệp ca hát của tôi”. Năm 1968, ca sĩ Giang Tử nổi tiếng với ca khúc Căn nhà màu tím (sáng tác Hoài Linh) song ca với nữ ca sĩ Giáng Thu. Mỗi khi anh cất giọng: “Chiều nhìn ra đầu ngõ dâng dâng niềm thương nhớ dáng xinh xinh một người... Ngày nào qua đầu ngõ, ngang căn nhà màu tím biết em đang trộm nhìn”, khán giả vỗ tay cổ vũ một mối tình thật đẹp trong ca khúc và cái tên Giang Tử bỗng gần gũi với số đông khán giả. Năm 1969 anh ký độc quyền cho Hãng dĩa Dư Âm, sau đó độc quyền cho Hãng dĩa Việt Nam, được cô Sáu Liên lăng xê song ca với nhiều nữ ca sĩ như: Hương Lan, Trang Mỹ Dung, Yến Linh, Giáng Thu... Anh luôn bảo: “Tôi đi nhiều, hiểu biết nhiều chuyện đời nên xem đó như vốn sống để hát. Đặt mình vào cái tình của người nhạc sĩ để cảm, để chia sẻ và để gieo cái đẹp cho những lứa đôi đang yêu. Mỗi ca khúc có lẽ vì thế mà quyện vào tôi như máu thịt”.
►Đăng ký để xem những video mới cập nhật:
https://goo.gl/L68Q6o
►Fanpage Facebook:
https://goo.gl/tPy8Fn
❖▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬❖
►Danh sách bài hát:


❖▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬▬❖
Các bạn có thể trao đổi nhận xét bằng cách comment dưới video để mình hỗ trợ được tốt hơn.
Rất mong được sự ủng hộ từ các bạn, Chúc các bạn nghe nhạc Vui vẻ & Hạnh Phúc bên người thân yêu nhé

Video cùng người đăng