Menu Sliding loi bai hat Search

Video Nghệ sĩ tiền phong Năm Sa Đéc - TĐ cải lương "Lá Sầu Riêng" với K Cương, N Giàu , B Tuyết, T Sang

Ca sỹ: TÀI DANH SÂN KHẤU

19,113 Lượt xem

Mô Tả

Nghệ sĩ tiền phong Năm Sa Đéc tên Nguyễn Kim Chung sinh 1907 tại làng Tân Đông, Sa Đéc - Đồng Tháp. bà Năm Sa Đéc là con của ông Hương Cả Nguyễn Văn Tam và là cháu nội của ông Hương Cả Nhiều. Ông Cả Tam có tổng cộng 5 người con, 3 người con đầu do khó nuôi nên đã lần lượt qua đời, chỉ còn lại 2 người là “Bà Năm Sa Đéc” và ông Nguyễn Duy Cang . Năm 1915, ông Nguyễn Văn Tam đứng ra thành lập và làm Bầu gánh hát bội “Thiện Tiền Ban” đầu tiên tại tỉnh Sa Đéc.
Do có tài năng ca diễn ra bộ nên vào năm 1928, bà Năm Sa Đéc đã gia nhập gánh hát Phước Tường (năm đó bà 20 tuổi) chủ gánh là Sáu Xưởng, em ruột của Nguyễn Ngọc Cương, bầu gánh Phước Cương, thân sinh của Ns Kim Cương
Những năm 1930 – 1945, Sau khi bà rời gánh Phước Tường, cộng tác với đoàn Phụng Hảo của nữ Ns lão thành Phùng Há, lần lượt bà cộng tác gánh Vân Hảo (Ba Vân - Phùng Há), Thanh Minh - Thanh Nga (bầu Lư Hòa Nghĩa)... Vì bà từ sân khấu hát bội bước qua lĩnh vực cải lương, nên nghề nghiệp rất vững vàng, chỉ cần học tập thêm chút ca cổ là tiến bộ rực rỡ trên sân khấu cải lương những năm đó bà là một đào hát giỏi Bà đóng rất nhiều vai, được khán giả đương thời yêu thích, trong đó có vai Mạnh Thị trong vở Mạnh Lệ Quân thoát hài và nhiều vai khác trong các vở: Phụng Nghi Đình (Vai Lữ Bố ), Ngũ biến báo phu cừu ....
Vào khoảng năm 1938 - 1939, một trong những mối tình giữa bà Năm và ông Đốc Phủ Sứ Đặng Ngọc Chấn (quê tỉnh Long An) đã sinh ra một cậu con trai. Nhưng vì một lý do tế nhị nên tình duyên này không thành và bà Năm Sa Đéc đã âm thầm, nuôi con và đặt tên là Nguyễn Ngọc Đặng
Tình yêu tan vỡ, bà Năm dồn hết tâm sức cho nghệ thuật sân khấu cải lương, kịch nói… Tài năng ca diễn xuất chúng và danh tiếng của bà Năm Sa Đéc vang lừng khắp nơi, với nhiều vai diễn ăn sâu vào lòng người mộ điệu lúc bấy giờ. Đến năm 1947, bà Năm Sa Đéc đã kết nghĩa tơ hồng với học giả, nhà biên khảo Vương Hồng Sển (nguyên là Giám thư Bảo tàng Viện Sài Gòn). Suốt hơn 40 năm chung sống với cụ Vương, bà Năm đã sinh một đứa con trai là Vương Hồng Bảo.
lúc bà Năm về sống với cụ Vương Hồng Sển, do vóc dáng nhỏ nhắn, xinh đẹp nên cụ Vương thường gọi vợ là “cô Năm Nhỏ”. Lúc bấy giờ, khi cô Năm Nhỏ Kim Chung đi hát trong một gánh hát củng có một cô đào Năm Nhỏ khác (quê ở Cần Thơ) và hai nghệ sĩ này đều nổi tiếng. Để phân biệt nên nhiều nghệ sĩ trong đoàn gọi cô Năm Nhỏ Kim Chung bằng danh xưng cô Năm Sa Đéc (nghĩa là cô Năm Nhỏ Kim Chung quê ở Sa Đéc). Từ đó, nghệ danh cô Năm Sa Đéc hay bà Năm Sa Đéc vang danh cho tới ngày nay.
Không chỉ thành công trong lĩnh vực sân khấu ca kịch cải lương, bà Năm Sa Đéc còn là một nữ minh tinh điện ảnh tài-sắc vẹn toàn luôn được nhiều người ngưỡng mộ, qua các bộ phim Lệ đá, Con ma nhà họ Hứa (trước năm 1975) ...
Không những trên sân khấu nghệ thuật bà được công chúng mến mộ về tài năng mà tên tuổi của Bà còn gắn liền với thương hiệu từng nổi tiếng trên đất Sài Gòn “Bánh bao cả cần” và “hủ tiếu Bà Năm Sa Đéc”
Sau năm 1975, mặc dù tuổi tác đã cao, nhưng nghệ thuật vẫn không chùn bước, “Gừng càng già càng cay”, khán giả yêu mến kịch nói vẫn tiếp tục gặp lại bà trong vở Lá sầu riêng của đoàn kịch Kim Cương. Dù vắng mặt trên sân khấu, bà Năm Sa Đéc lại xuất hiện ở phim ảnh với những bộ phim quen thuộc như: Cho đến bao giờ (do đạo diễn Huy Thành năm 1983), Mùa nước nổi (Hồng Sến năm 1984), Con thú tật nguyền (Hồ Quang Minh năm 1984), Nơi bình yên chim hót (Việt Linh năm 1986) và bộ phim cuối cùng là Phù sa thực hiện năm 1987 bà thủ diễn vai bà Hai Lành. Hoàn thành bộ phim Phù sa, bà Năm Sa Đéc trở về Sài Gòn rồi nhuốm bệnh, phần tuổi cao, sức yếu. Bà bị bệnh đột ngột và qua đời vào ngày mồng 8 tháng Chạp năm Đinh Mão (1988). thọ 80 tuổi ,Thi hài của nữ nghệ sĩ tài hoa đã được chồng và con cháu đưa về an táng tại nơi mà bà đã được sinh ra từ hơn 80 năm trước.

Video cùng người đăng